Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý

preview_player
Показать описание
Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến, hơn một nửa trong số trẻ được sinh ra là bị vàng da với các mức độ khác nhau và sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý lại là một dấu hiệu của căn bệnh tiềm ẩn.

Cơ chế của vàng da sinh lý trẻ sơ sinh được hiểu là vài ngày sau sinh, gan của trẻ sẽ chuyển hóa và loại bỏ bilirubin từ máu ra ngoài theo phân và nước tiểu. Da của trẻ sẽ nhạt màu dần dần. Dù thấy da của trẻ rất vàng hay thậm chí màu sắc này cũng quan sát được trong củng mạc (phần màu trắng) trong đôi mắt của trẻ, hầu hết trẻ mắc chứng vàng da ở trẻ sơ sinh đều khỏe mạnh và không có gì phải lo lắng. Sau đó, vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tự thuyên giảm khi bé đến 14 ngày tuổi hay đến 3 tuần ở trẻ sinh non.

Bệnh vàng da sinh lý trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra thường, bệnh thường phổ biến và ở mức độ nhẹ, với trẻ đủ tháng, bình thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, và thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng. Mức độ vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn) không kèm theo các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng... Tốc độ tăng Bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.

Vàng da bệnh lý là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh. Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật... Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấp vào não làm cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời.

Tóm lại, vàng da ở trẻ sơ sinh nếu ở mức độ nhẹ sẽ thường tự biến mất trong vòng hai hoặc ba tuần. Đối với chứng vàng da bệnh lý vừa hoặc nặng, em bé có thể cần được theo dõi tại bệnh viện và tích cực điều trị nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do vàng da gây ra.

Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

bác cho e hỏi e bầu 30w bệnh viện có tiêm em 1 mũi thuốc ngừa cảm. 2 tuần sau e đến lịch khám thì bệnh viện nhầm lẫn tiêm thêm cho e 1 mũi ngừa thuốc cảm y như 2 tuần trước. trong thời gian ngắn v tiêm 2 mũi thuốc như vậy có ảnh hưởng gi đến em bé trong bụng không ạ?

tunguyennguyen
Автор

bác sĩ cho cháu hỏi con nhà cháu da bị đỏ là bị làm sao ạ

ThienNguyen-imht
Автор

Con nha chau de non duoc 1 thang moi bi vang da thi co lam sao ko ah gio duoc 2 thang roi ma ko het co lam sao ki

hieubuitrung
Автор

Bs cho e hỏi con e nguy cơ cao mắt bệnh thiếu men.chi số men có bé là 15.0 z có nguy hiểm k a

linhhuynh
Автор

Con em mới sinh 2ngay vag da từ mặt xuống chân ăn uống bt mak bác sĩ nói cho vào chiếu đèn chuyển sang phòng chiếu đèn nằm 1ngay mak ko có mấy chiếu đèn.. Em nó quá muốn chuyển viện họ ko cho

anhduy
Автор

Bs cho em hỏi..em sinh đoi 2 bé gái ơ 36tuan..cô ci đuoc 2kg5 cô em dc 2kg7..sinh ra 2 bé nằm nuôi 2 ngày chuyền dịch ..bắt đầu 2 bé bi vàng da .chiếu đèn 5ngay thì 2 bé được về với mẹ..về nhà sau một thời gian cô em bi vàng da tu đầu cho đến chân..hiên tại 2 bé em dc 1 tháng 15ngay..cô ci k bi vàng...cô em bị. Và lượng bú của cô em ít hơn cô ci..bs cho em hỏi..như vậy là vàng da sinh lý hay bệnh lý..1thang15ngay vẫn vàng da à

ttfgh
Автор

Bé nhà e được 14 ngày tuổi, bị vàng da lúc 2 ngày tuổi, đã chiếu đèn, BS bảo sẻ hết từ từ nhưng nay bé vẫn còn vàng, vàng cả trong mắt, có nguy hiểm gì không ạ

tusky
Автор

cho e hỏi bé nhà e sinh dc 5 ngày rồi . lúc mới sinh trắng hồng mà h bị vàng da h làm sao đay ạ bác sĩ

kimhongvo
Автор

Con của em nay dc 1 tháng 10 ngày vẫn còn vàng da, Tiểu vàng
Bé đã đi khám bs nhưng chỉ kêu về phơi nắng,
Phơi nắng thì nhìn bé đỡ vàng nhưng không thấy hết .

nhixuanhuynh
Автор

Con em 20ngày đi xét nghiệm có birirubin trực tiếp 8.7, gián tiếp là 245.3. Bsi cho em hỏi đã cần can thiệp gì chưa ạ?

congdongtieu
Автор

Xin hỏi bác sĩ con nha em sinh dc hom nay 11hôm ơ viện về hôm thứ 3 em thấy vàng da o lòng trắng mặt với mặt cổ bú bình thường xin hỏi bs như vay là vâng da sinh li hay vâng da benh lí ak

maubui
Автор

Bác sỹ cho e hỏi. Bé nhà e sinh non 34t, 2, 1kg. Ở viện ngày thứ 10 thì chiếu đèn 2 ngày rồi ạ, giờ đc 23 ngày e thấy ở mặt hơi vàng, ko biết có phải là bệnh lý ko ạ?

hoale
Автор

Mình sinh dc 1thang roi lúc moi sinh e bé bị vàng da chiếu đèn xong về mà giờ vẫn còn vàng sao cho e bé hết vàng đây ạ

cuocsongmuonmau
Автор

Bs cho e hỏi cu nhà e sinh ra đk 2 tuần oy bị vàng da . Về nhà đk 2 tuần sau thì lên bs chiếu đèn . Ở bv chiếu đk 7 ngày oy về . Mà giờ đk 1thang 13 ngày cu nhà e vẩn còn vàng da . K biết có sao k nhỉ

hhanie
Автор

bé e gần hai tháng mà vẫn còn vàng da mặt và lòng trắng mắt ak

nentran
Автор

Mình thấy hơi vô lý nhé rõ là bảo trẻ tự khỏi mà …. Đoạn đầu và đoạn giữa hơi mâu thuẫn và cũng k có hướng dẫn cụ thể hay giới thiệu qua về các phương pháp điều trị

quyvu