REVIEW 4 cách THIỀN

preview_player
Показать описание
Chủ đề này không nhất thiết thích hợp cho mọi tầng nhận thức, nhưng nếu bạn hứng thú với nó thì có thể xem thêm những series dưới đây...

Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Em nghe nói a có có sử dụng chất thức thần phải không, a có thể mô tả trãi nghiệm của mình được không ạ ...

hungtran
Автор

Nghe Trí Nguyễn chia sẻ thì có thể anh đã trải nghiệm "cận định" (tâm bám vào 1 đối tượng) hoặc "sát na định" (tâm bám vào một đối tượng, rồi nhả, rồi bám cái khác, rồi nhả, liên tục như vậy, nhưng khi bám thì bám rất chắc). Đây bước đầu tiên để vào các tầng thiền (sơ thiền, nhị thiền...). Hành giả mới thực tập thiền khi gặp trải nghiệm này thường rất thích thú và đánh mất sự "tập trung tự nhiên của tâm" rồi từ đó mất đi cơ hội bước vào "thật định".

Đầu tiên là tâm ham muốn có trạng thái định đó, thứ hai là sợ bị mất, và thứ ba là muốn trạng thái đó lặp đi lặp lại. Ngay cả sự hiểu biết cũng có thể bị ô nhiễm. Nếu thiền sinh dính mắc vào sự hiểu biết thì không còn sự thanh tịnh nữa, mà điều còn lại là sự dính mắc.

Cách thiền thứ 3 mà Trí Nguyễn nói tới là thiền Tuệ (Vipassana). Đây là thiền giải thoát, thấy sự thật mà Đức Phật đã giảng dạy. Tuy nhiên, người "đủ trình" để trải nghiệm sự vi diệu của thiền Vipassana không nhiều. Tu tập giải thoát khổ đau gồm 3 trụ cột chính đó là Giới-Định-Tuệ. Thân sạch thì tâm mới an, tâm an thì mới Niệm được (thấy, biết), Niệm rõ mới đạt Định, Định (mặt hồ phẳng lặng) thì trí Tuệ mới phát sinh. Từ đó chấm dứt khổ đau. Nhiều hành giả chú trọng thiền Chỉ để trải nghiệm hỹ lạc trong Định mà quên mất đây chỉ là 1 bước thực tập trong thiền Tuệ (quán suy nghĩ ) để thấy rõ sự thật.

p/s: Có thể Trí Nguyễn đang "dính mắc" vào sự hiểu biết và trải nghiệm của mình.

alicenguyen
Автор

Bạn nào suy nghĩ nhanh quá ko thiền quán tưởng được mình xin chia sẻ trải nghiệm của riêng mình đã làm được, là cả ngày ko cần phải ngồi xuống thiền đâu, lúc nào bạn thấy thư giãn thoải mái nhất ấy lúc ấy thừ nhìn trong đầu mình có gì, 1 ngày có rất nhiều cơ hội, theo thời gian thói quen nó hình thành khả năng cái tánh thấy biết của bạn phát triển mạnh hơn tự động bạn có khả năng nhìn dc suy nghĩ cả ngày luôn, từ đó tâm không xuất hiện nhiều hơn. 🥰

ThuanNguyen-ilgv
Автор

Trên con đường đạo, mỗi người có một cách của riêng mình, thiền bản chất là một công cụ giúp mình đi trên con đường đó, và dĩ nhiên với đại đa số mọi người nó tốt cho sức khỏe, nó giúp giảm stress trong cuộc sống hiện đại. Đa số nhiều người nhìn những thầy tu, những người tu hành cực khổ là những kẻ lập dị, chạy trốn đời thường, nhưng bạn không biết phần nhiều trong số họ đang tìm con đường cho chính mình, con đường đi qua những u mê của thực tại. Khi mình tìm hiểu thêm chút, mình mới biết rất nhiều người tinh thông rất nhiều kiến thức, có bằng giáo sư tiến sỹ, có người thông thạo nhiều ngoại ngữ, có kiến thức uyên bác về tôn giáo, lịch sử, địa lý, thiên văn học...và trải qua hàng chục năm tu hành, họ khai mở ra những năng lực mà bình thường người thường không hề cảm nhận được. Nếu các bạn hiểu được, ngộ được cho mình, thì thiền có tác dụng ngay tức thì ở chỗ giúp giảm căng thẳng, tăng độ tập trung, ngủ ngon hơn, học hành hiệu quả hơn, làm việc tốt hơn, và thế cuộc sống bạn sẽ tốt hơn...nhưng muốn đạt đến điều đó quan trọng bạn ngộ được bao nhiêu. Mình thấy nhiều comment vào đây nói xằng bậy, bởi đơn giản họ còn u mê, còn luẩn quẩn với những cơm áo gạo tiền nên khó cảm nhận được vẻ đẹp của thiền. Người thành công họ thiền nhiều lắm, người tri thức họ cũng chưa bao giờ phản bác chuyện thiền, và người rất thành công thì mức độ của họ về thiền đã ở tầm cao rồi. Ngay như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thiền cả giờ lúc buổi tối, nếu các bạn đọc sách về ông sẽ biết đến chuyện này. Hãy thiền bằng tâm của mình, bằng tâm từ vốn thường trực trong tâm khảm của bạn, chứ đừng theo trend, đừng thiền cửa miệng, thì sớm thôi bạn sẽ nhận ra nhiều điều, và như thế cũng góp phần cho xã hội tốt hơn, từ bi hơn, bác ái hơn..còn không bạn vẫn mãi là bạn, mãi nằm trong cái vỏ bọc chưa tỉnh thức để nhìn ra thế giới...
Cám ơn anh Johnny đã chia sẽ những trải nghiệm thật lòng, thương chúc sức khỏe, bình an.

teocreator
Автор

Em cũng vừa thức tỉnh gần đây thôi, hữu duyên bỏ Sài Gòn lên Đà Lạt sống trải nghiệm và được gặp những anh em thức tỉnh ở đây thật sự đã thay đổi cuộc sống của em rất nhiều. Nay biết thêm anh Trí và chị Kate cũng cùng thuyền thấy vui ghê.

AcidCS
Автор

Có một lần ngồi thiền tôi đi vào trạng thái kỳ lạ, rất khó mô tả hết bằng lời nói. Lúc đó tôi chỉ ngồi và quan sát hơi thở, ngồi rất lâu cho tới khi cả cơ thể cảm giác nhẹ bỗng, không còn cảm giác tê chân hay đau nhức gì nữa, lúc đó tâm trí tôi yên tĩnh vô cùng, hoàn toàn không có âm thanh, không có hình ảnh không có bất cứ suy nghĩ gì như trạng thái bình thường, nhưng chỉ trong giây lát tôi đã sợ hãi, hơi thở dồn dập, tim đập loạn xạ và nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Có lẽ trong cuộc đời tôi chưa từng có trải nghiệm nào kỳ lạ như vậy. Sau lần đó tôi đã khởi tâm mong cầu sẽ trải nghiệm nó một lần nữa mỗi khi ngồi thiền, nhưng quả thật mình đã thử rất nhiều và không thành công.

Saubeostore
Автор

Nhìn vào mắt của anh em thấy sự chân thật, phong thái chậm rãi nhưng chắc chắn, sự an lạc; thoải mái nhưng rất tập trung. Cực kì nhẹ nhàng.
Cách anh chia sẻ đến từ nhũng gì thật nhất nên rất dễ nghe, dễ cảm và dễ hiểu.
Cám ơn anh :)

Cái gì cũng phải cần có thời gian, sự rèn luyện, và quan trọng là duyên.

noahhphung
Автор

Tặng anh bài thơ thiền do chính tôi sáng tác,
Hồi đầu tâm bỉ ngạn,
Phản chiếu lại nơi tâm
Dừng hết mọi điên đảo
Chợt nhận ra tánh mình
Không hình không tướng mạo
Bổn tánh tự tròn sáng
Hiện tại hằng thanh tịnh
Sống được với bổn tánh
Ngay đây thật tự tại.
Tỳ kheo thích pháp lực.

danhthien
Автор

Em lần đầu tiên đạt được cảm giác định đó cũng thấy bất ngờ, vì nó đến một cách tự nhiên chẳng cần cố gắng gì. Và lúc đó cũng chẳng biết định là gì mãi sau này đọc và nghe nhiều người chia sẻ thì mới biết đó là Định. Thời gian duy trì định của em đạt được là khoảng 15p, vì lúc đó em cố quan sát xem đó là gì! Tại sao mình có thể thoát ra bản thân và tách biệt được mọi âm thanh, nhận biết được thời gian trôi từng giây rất là lâu và tâm có thể hướng về âm thanh nào cũng được không bị vướng mắc bởi âm thanh nào, bản thân lúc đó cũng có thể dừng hoặc duy trì tiếp. Nhưng thấy nó chỉ đừng lại ở những điều trên nên em đã đừng lại ở khoẳng 15p đó.
Từ đó đến nay cũng gần 1 năm, em cũng không duy trì việc thiền thường xuyên, hoặc khá ít. Vì thời gian đó em cảm giác như mình tách biệt với bên ngoài. Nhưng hiện tại thời gian làm việc nghỉ ngơi em thường xuyên quán thân xem cảm giác và cách tâm làm việc và tập chung vào phát triển bản thân, em thấy rất thoải mái.
Tuy nhiên em vẫn cảm thấy bản thân còn nhiều vướng mắc, vọng động trong tâm dù có thể cắt được dòng suy nghĩ đó.
Một lý do em ít duy trì việc thiền là bản thân thấy mâu thuẫn với đời sống. Và mong muốn mọi thứ đến tự nhiên.
Anh cho em hỏi cách em đang thực hành như trên có thêm, hay điều chỉnh gì không ạ, hay cứ để mọi thứ sảy ra theo tiếng trình tự nhiên như vậy, em cảm ơn!

nguyenphuong
Автор

Theo mình "trải nghiệm" riêng mình . Cách thiền đầu tiên là cách vi diệu nhất vì nó bao hàm cả ba cách sau . Khi ngồi niệm Phật, luôn giữ hơi thở thanh thản nhẹ nhàng, khi quán hơi thở thành thục thì bắt đầu theo tiếng niệm Phật mà dõi nhìn suy nghĩ để rồi lặng không chỉ còn một niệm . Khi một niệm đã không còn phân biệt thì tự tánh quay về tánh nghe ...không còn niệm Phật ra tiếng mà nghe tiếng niệm Phật (không phải niệm Phật trong đầu) mà tánh nghe mà mình chưa bao giờ biết đến . Tánh nghe Viên Thông mà ngài Đại Thế Chí nói tới .

saoxa
Автор

Cảm ơn anh đã review 4 cách thiền.
Lúc trước em cũng đã thử nhiều cách, nhưng đến khi tìm đến cách thiền quán hơi thở do thầy Pháp Hòa hướng dẫn thì em cảm thấy phù hợp với mình nhất, không có chú ý dòng khí chạy tới chạy lui đan điền gì cả, chỉ đơn giản là hít vô mình biết mình hít vô, thở ra mình biết mình thở ra, không suy nghĩ gì ngoài việc chú ý hơi thở tự nhiên của mình.
Nay còn biết thêm cách thiền quán âm thanh do anh chia sẻ, cảm ơn anh.

phanhuyvinh
Автор

Cách quán thứ 4 anh nói chính là pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Quán Thế Âm Bồ Tát trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Pháp Thiền này có một vị thiền sư đã giảng rất kĩ trên mạng, mọi người có thể tìm qua Thiền Sư An Lạc Hạnh để tìm hiểu.

trungta
Автор

Cám ơn anh Trí đã chia sẻ. Khi thiền đến cao độ, tĩnh tâm rồi đến định tâm, sẽ thấy được nội tạng mình hoạt động tức là dồn hết tâm trí nhìn vào bên trong của mình theo nghĩa đen và nghĩa bóng, nói là dồn hết nhưng lại là buông ra hết ko chấp vào bất cứ gì, phần tính cách thì hãy đi tìm lỗi của mình và sửa lỗi, lĩnh hội và thực hành hết được các pháp của Phật và đó cũng là lúc 5 giác quan của bạn bắt đầu phát triển vượt xa bình thường và xuất hiện thêm giác quan thứ 6( gọi là trực giác, giao cảm), trí tuệ phát triển lên trí huệ. Còn thiền theo cách nào thì như anh Trí chia sẻ và mọi người tự lựa chọn cái nào phù hợp với mình vì không ai giống ai cả. Mình đã đạt được và đang tiếp tục hành trình, mình chia sẻ bổ sung tóm tắt, chứ nó nhiều lắm ko thể viết hết ở đây, mong các bạn tìm được sự bình an ở chính mình.

anhtuchoa
Автор

A Trí chia sẻ về chuyện này thật duyên. Có chút ngại ngùng và là những trải nghiệm rất thật lòng. Cảm ơn anh đã góp những giá trị cho cuộc đời..

nhungphuong
Автор

Em coi clip và đã mỉm cười . Mỗi lần định là mỗi lần khác nhau và giờ em đã hiểu vì sao ko tìm lại được cảm giác định cũ, em may mắn vào định được vài lần trong 6-8th, cảm giác như ko hoàn toàn ko có gì hết lun ý ah, mình là không tất cả đều là không . Thật tuyệt vời . Cám ơn anh vì đã chia sẻ .

AnLe-opvz
Автор

Cảm ơn anh, lần đầu định của em cũng là quán thế âm và lúc đó tự nhiên tất cả âm thanh nó ùa về sau đó tự nhiên 1 sự đau khổ ẩn sâu trong lòng không biết từ đâu tới ko có nguyên nhân gì cả xong em khóc rất nhiều và khóc trong sự hạnh phúc. 😊

ThuanNguyen-ilgv
Автор

Cảm ơn chia sẻ của anh. Cái trạng thái mà anh mô tả anh có được khi anh thiền theo phương pháp thứ 4, em hiểu là hỷ lạc, thần thông. Cái đó có được khi anh định được (chánh được) và khi ta đưa niệm vào (chánh niệm), sẽ quán được tâm, biết trạng thái hỷ lạc đó cũng chỉ là thoáng qua, sinh ra rồi mất đi, nên mình sẽ không "nghiện" cảm giác đó, không cố mà đi tìm, chẳng bực bội gì khi chưa thấy hỷ lạc đó cả!

hoanganhchanhniem
Автор

"Trạng thái Định" - như anh đề cập ... mỗi người mỗi khác, mỗi thời điểm cũng mỗi khác... Có người "nghe", có người "thấy", có người cảm nhận 1 buổi ngồi Thiền 45p hay vài giờ chỉ trong cái chớp mắt... Trạng thái này rất Vi Diệu các bạn ạ, nhưng đừng bám víu, cũng đừng mong cầu, tới lúc đến nó sẽ đến... Nhưng điều này không nói lên được gì cả, thực chất chỉ là... cánh cửa mới được hé mở thôi... nên các bạn, các anh chị hay những ai đã & đang & sẽ có "trạng thái này" đừng ảo tưởng hay lầm tưởng thế này thế kia, dễ lạc lối lắm ạ... Hãy mĩm cười như khi anh nhắc đến nó vậy!!! Cảm ơn anh đã nhắc, chợt giật mình khi thấy mình trong đó _/\_ _/\_ _/\_

nhuhieu
Автор

Phép thiền đầu tiên mà anh nói là phép thiền cơ bản nhất trong cuộc sống, nói nó cơ bản trong cuộc sống là vì nó xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày.
Nó đơn giản là chúng ta bắt suy nghĩ của mình phải tập trung vào 1 việc nào đấy, mà ở đây đơn giản là điếm số tràng hạt, điếm số dương tới bất tận, tập trung bắn tên, đáng golf, đi quyền v.v...
Điều quan trọng ở phép thiền này là chúng ta phải đạt mức quên mất suy nghĩ lung tung mà chỉ tập trung vào việc đang làm rồi dần dần quên đi cả việc đang làm mà vẫn làm việc đó trau chuốt hoàn mỹ như bình thường.
Đạt mức độ này thì xem như không đại thành cũng tiểu thành rồi.
Phép thiền thứ hai thì thiên về rèn luyện bản thân trong đạo tính mệnh song tu hơn.
Bản chất của nó là tập trung quán (không) khí đi vào cơ thể, cụ thể là các cơ quan quan trọng hay huyệt vị quan trọng nào đó tùy thuộc vào công pháp bản thân tu luyện.nhìn chung phép tu này nhầm giúp cơ thể người luyện khỏe mạnh để có tinh thần tốt thì mới dễ dàng nhập định, đây gọi là lấy thực nhập vi.nhưng pháp thiền này để có kết quả tốt thì đòi hỏi yêu cầu cũng cao như là:không được quá cao tuổi(tuổi cao mới nhập môn thì khó), thân xử nam xử nữ thì càng tốt(nếu thất thân thì cũng không phải loại tinh khí khô kiệt), có thể lực thể trạng tốt và chịu được đau đớn khí công kích vào các bộ phận hay huyệt vị (chủ yếu là để trụ lâu và tránh tình trạng tu luyện sai lầm bị phản tác dụng làm cơ thể yếu ớt tổn thương nội tạng khó hồi phục).

leduc
Автор

Có 1 cách thiền khá ổn là đếm số ngược theo từng hơi thở ra vào từ 500 về 0 trong đầu & cảnh giới cao nhất của thiền là tâm vô tạp niệm

ngocvanteddynguyen