filmov
tv
Dị ứng đạm sữa bò là gì? Ths, BS Nguyễn Duy Bộ - Vinmec Times City (Hà Nội)
![preview_player](https://i.ytimg.com/vi/XTLSmapFYws/maxresdefault.jpg)
Показать описание
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò là phản ứng của hệ miễn dịch với protein hay đạm có trong sữa bò. Dị ứng đạm bò được chia thành 2 nhóm.
Dị ứng đạm sữa bò nhanh: Tức là các triệu chứng dị ứng xuất hiện nhanh, thông thường từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ ăn sữa bò với các biểu hiện như phát ban, nổi mày đay, ho, khò khè, khó thở, nôn trớ, tiêu chảy, thậm chí có thể gây trụy tim mạch.
Dị ứng đạm sữa bò chậm: Các biểu hiện bé dị ứng đạm sữa bò sẽ xuất hiện muộn sau vài giờ thậm chí vài tuần trẻ uống sữa bò. Các biểu hiện của dị ứng chậm có thể là trẻ viêm da cơ địa; viêm thực quản dạ dày với tình trạng nôn trớ, các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, thậm chí là đi ngoài phân máu và dễ bị lầm tưởng với tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Hiện nay, dị ứng đạm sữa bò khá hay gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và thường không được chẩn đoán và quản lý đầy đủ, đặc biệt là nhóm dị ứng với các biểu hiện muộn thường dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường, giảm dung nạp lactose hoặc tiêu chảy nhiễm khuẩn…Hậu quả dẫn đến trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ - Vinmec Times City, bé dị ứng đạm sữa bò có thể gây nôn, tiêu chảy, phát ban, khó thở...Bản chất của dị ứng đạm bò là sự tương tác giữa hệ miễn dịch em bé với protein có trong thức ăn mà em bé ăn phải.
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Đặc biệt, các biểu hiện về tiêu hóa của dị ứng đạm bò cũng dễ nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa do virus, vi khuẩn, ngộ độc thức ăn (tuy nhiên trường hợp này hiếm gặp).
Nếu trẻ bị khó thở, khò khè ngay sau khi ăn sữa thì hãy nghĩ đến dị ứng đạm bò và lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, có phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp bé không bị khó thở, khò khè mà có các biểu hiện của dị ứng khác thì cha mẹ cần cho bé ngừng uống sữa và đưa đi khám tại chuyên khoa dị ứng.
Trường hợp bé dị ứng đạm sữa bò thì cần cho bé đi khám định kỳ với bác sĩ dị ứng mỗi 3-6 tháng/ lần, cho đến khi nào bé dung nạp sữa trở lại.
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống bệnh viện:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Dị ứng đạm sữa bò nhanh: Tức là các triệu chứng dị ứng xuất hiện nhanh, thông thường từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ ăn sữa bò với các biểu hiện như phát ban, nổi mày đay, ho, khò khè, khó thở, nôn trớ, tiêu chảy, thậm chí có thể gây trụy tim mạch.
Dị ứng đạm sữa bò chậm: Các biểu hiện bé dị ứng đạm sữa bò sẽ xuất hiện muộn sau vài giờ thậm chí vài tuần trẻ uống sữa bò. Các biểu hiện của dị ứng chậm có thể là trẻ viêm da cơ địa; viêm thực quản dạ dày với tình trạng nôn trớ, các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, thậm chí là đi ngoài phân máu và dễ bị lầm tưởng với tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Hiện nay, dị ứng đạm sữa bò khá hay gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và thường không được chẩn đoán và quản lý đầy đủ, đặc biệt là nhóm dị ứng với các biểu hiện muộn thường dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường, giảm dung nạp lactose hoặc tiêu chảy nhiễm khuẩn…Hậu quả dẫn đến trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ - Vinmec Times City, bé dị ứng đạm sữa bò có thể gây nôn, tiêu chảy, phát ban, khó thở...Bản chất của dị ứng đạm bò là sự tương tác giữa hệ miễn dịch em bé với protein có trong thức ăn mà em bé ăn phải.
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Đặc biệt, các biểu hiện về tiêu hóa của dị ứng đạm bò cũng dễ nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa do virus, vi khuẩn, ngộ độc thức ăn (tuy nhiên trường hợp này hiếm gặp).
Nếu trẻ bị khó thở, khò khè ngay sau khi ăn sữa thì hãy nghĩ đến dị ứng đạm bò và lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, có phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp bé không bị khó thở, khò khè mà có các biểu hiện của dị ứng khác thì cha mẹ cần cho bé ngừng uống sữa và đưa đi khám tại chuyên khoa dị ứng.
Trường hợp bé dị ứng đạm sữa bò thì cần cho bé đi khám định kỳ với bác sĩ dị ứng mỗi 3-6 tháng/ lần, cho đến khi nào bé dung nạp sữa trở lại.
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống bệnh viện:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Комментарии