filmov
tv
TÌM HIỂU CỘNG HÒA DÂN CHỦ CONGO.| TRUNG PHI | HIỂU THÊM VỀ CUỘC SỐNG.
Показать описание
Cộng hòa Dân chủ Congo (tiếng Việt: Cộng hòa Dân chủ Công-gô; tiếng Pháp: République Démocratique du Congo, viết tắt là DR Congo, DRC, RDC) là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Cộng hòa Dân chủ Congo còn được gọi là Congo-Leopoldville, hay Congo-Kinshasa vì thủ đô là Kinshasa, hay Zaire.
Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi. Mặc dù nằm ở tiểu vùng Trung Phi theo cách xác định của Liên Hợp Quốc, song quốc gia này hay được xem thuộc vùng Nam châu Phi vì là một thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan ở phía Bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania ở phía Đông, Zambia và Angola ở phía Nam, và Cộng hòa Congo ở phía Tây. Quốc gia có đường bờ biển dài chỉ 40 km ở Muanola, trong đó có tới khoảng 9 km là cửa sông Congo đổ vào vịnh Guinea ở Đại Tây Dương. Cái tên Congo (nghĩa đen: Người đi săn) được đặt theo tên sắc tộc Kongo sống ở lưu vực sông Congo.
Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC) Congo nằm trong số những nước nghèo nhất thế giới, với GDP thấp đứng hàng thứ 2. CHDC Congo được nhiều nước giàu có chú ý tới bởi nguồn tài nguyên phong phú của quốc gia này; các mỏ nguyên liệu khoáng thô chưa được khai thác của quốc gia này có trị giá hơn 24 tỷ đô la.
Tuy nhiên, nền kinh tế của CHDC Congo đã bị suy thoái từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX. Vào thời điểm độc lập năm 1960, CHDC Congo là một nước công nghiệp hóa thứ 2 ở châu Phi sau Nam Phi, dựa chủ yếu vào ngành công nghiệp khai thác mỏ và nền nông nghiệp tương đối có hiệu quả. Hai cuộc chiến trong thời gian sau đó, bắt đầu từ năm 1996, đã làm sản xuất và nguồn thu ngân sách giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó nợ nước ngoài lại tăng. Cuộc chiến còn cướp đi sinh mạng của 3,5 triệu người do bạo lực, nạn đói và bệnh tật. Những nhà kinh doanh cắt giảm các hoạt động đầu tư do lo ngại các cuộc xung đột, thiếu cơ sở hạ tầng, và môi trường kinh doanh khó khăn. Tình hình đã được cải thiện vào cuối năm 2002 khi mà lực lượng chiếm đóng bắt đầu rút quân khỏi Congo. Chính phủ chuyển tiếp đã nối lại quan hệ với các thiết chế tài chính và các nhà tài trợ quốc tế. Tổng thống Kabila bắt đầu tiến hành cải cách. Nhiều các dự án được tiến hành thúc đẩy tăng trưởng GDP. Kinh tế CHDC Congo bắt đầu tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2003 – 2005 bất chấp những khó khăn do khuôn khổ pháp lý chưa rõ ràng, nạn tham nhũng, và các chính sách mở cửa chưa thông thoáng. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho tốc độ tăng trưởng của nước này năm 2009 giảm 1 nửa so với năm 2008, tuy nhiên chỉ số này đã hồi phục và tăng trưởng 6% năm 2010.
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của CHDC Congo tăng trưởng 6%, đạt 12,6 tỷ USD. Và GDP bình quân đầu người của nước này là 176 USD/người/năm. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong ổn định nền kinh tế, nhưng tỷ lệ lạm phát của nước này là khá cao, khoảng 26,2%.
Congo là một nước nông nghiệp. Phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Hàng năm, nông nghiệp đóng góp khoảng 37,4% GDP cho đất nước này. Các loại nông sản chính của Congo là: cà phê, đường, dầu cọ, chè, miến, chuối, ngô, hoa quả và các sản phẩm gỗ, cao su…
CHDC Congo là nước có nguồn dự trữ về tài nguyên và khoáng sản vô cùng phong phú. Công nghiệp của Congo chủ yếu là khai khoáng, là nhà sản xuất cobalt lớn nhất thế giới. Congo có 70% trữ lượng coltan của thế giới, và hơn 30% kim cương. chủ yếu là dạng kim cương nhỏ, công nghiệp. Năm 2002, thiếc đã được phát hiện ở phía đông của quốc gia này nhưng cho đến nay việc khai thác chỉ ở quy mô nhỏ. Buôn lậu liên quan đến khoáng sản, coltan và cassiterit như đã đổ thêm dầu vào lửa cho các cuộc chiến tranh ở miền đông Congo. Katanga Mining Limited, một công ty của Thụy Sĩ, sở hữu nhà máy luyện kim Luilu, có công suất 175.000 tấn đồng và 8.000 tấn cobalt mỗi năm, là nhà sản tinh chế cobalt lớn nhất thế giới. Sau một chương trình phục hồi lớn, công ty này đã khởi động lại vào tháng 12 năm 2007 và sản xuất cobalt vào tháng 5 năm 2008. CHDC Congo cũng sở hữu 50% diện tích rừng ở châu Phi và hệ thống sông suối cung cấp nhiều thuận lợi cho khai thác thủy điện, theo báo cáo của UN về ý nghĩa chiến lược và vai trò tiềm năng của quốc gia này thì đây được xem là một động lực kinh tế ở Trung Phi. Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng (dệt may, giày dép, sản xuất đồ ăn và đồ uống), sửa chữa tàu.. Hàng năm, công nghiệp đóng góp vào khoảng 11% GDP của nước này.
Dịch vụ hàng năm đóng góp khoảng 1/3 GDP cho đất nước. Tuy nhiên ngành dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc nội chiến liên miên trước đây.
Về ngoại thương, năm 2009, CHDC Congo xuất khẩu 3,8 tỷ USD hàng hoá các loại. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt là kim cương, đồng, cà phê, dầu thô và côban. Các bạn hàng xuất khẩu chính của nước này là: Bỉ, Phần Lan, Mỹ, Trung Quốc.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 của Congo đạt 3,8 tỷ USD. Các mặt hàng mà Congo thường nhập khẩu là lương thực, xăng dầu và các thiết bị vận tải. Các đối tác nhập khẩu hàng từ CHDC Congo là Nam Phi, Bỉ, Pháp, Zambia, Kenya, Mỹ, Đức.
Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi. Mặc dù nằm ở tiểu vùng Trung Phi theo cách xác định của Liên Hợp Quốc, song quốc gia này hay được xem thuộc vùng Nam châu Phi vì là một thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan ở phía Bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania ở phía Đông, Zambia và Angola ở phía Nam, và Cộng hòa Congo ở phía Tây. Quốc gia có đường bờ biển dài chỉ 40 km ở Muanola, trong đó có tới khoảng 9 km là cửa sông Congo đổ vào vịnh Guinea ở Đại Tây Dương. Cái tên Congo (nghĩa đen: Người đi săn) được đặt theo tên sắc tộc Kongo sống ở lưu vực sông Congo.
Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC) Congo nằm trong số những nước nghèo nhất thế giới, với GDP thấp đứng hàng thứ 2. CHDC Congo được nhiều nước giàu có chú ý tới bởi nguồn tài nguyên phong phú của quốc gia này; các mỏ nguyên liệu khoáng thô chưa được khai thác của quốc gia này có trị giá hơn 24 tỷ đô la.
Tuy nhiên, nền kinh tế của CHDC Congo đã bị suy thoái từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX. Vào thời điểm độc lập năm 1960, CHDC Congo là một nước công nghiệp hóa thứ 2 ở châu Phi sau Nam Phi, dựa chủ yếu vào ngành công nghiệp khai thác mỏ và nền nông nghiệp tương đối có hiệu quả. Hai cuộc chiến trong thời gian sau đó, bắt đầu từ năm 1996, đã làm sản xuất và nguồn thu ngân sách giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó nợ nước ngoài lại tăng. Cuộc chiến còn cướp đi sinh mạng của 3,5 triệu người do bạo lực, nạn đói và bệnh tật. Những nhà kinh doanh cắt giảm các hoạt động đầu tư do lo ngại các cuộc xung đột, thiếu cơ sở hạ tầng, và môi trường kinh doanh khó khăn. Tình hình đã được cải thiện vào cuối năm 2002 khi mà lực lượng chiếm đóng bắt đầu rút quân khỏi Congo. Chính phủ chuyển tiếp đã nối lại quan hệ với các thiết chế tài chính và các nhà tài trợ quốc tế. Tổng thống Kabila bắt đầu tiến hành cải cách. Nhiều các dự án được tiến hành thúc đẩy tăng trưởng GDP. Kinh tế CHDC Congo bắt đầu tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2003 – 2005 bất chấp những khó khăn do khuôn khổ pháp lý chưa rõ ràng, nạn tham nhũng, và các chính sách mở cửa chưa thông thoáng. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho tốc độ tăng trưởng của nước này năm 2009 giảm 1 nửa so với năm 2008, tuy nhiên chỉ số này đã hồi phục và tăng trưởng 6% năm 2010.
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của CHDC Congo tăng trưởng 6%, đạt 12,6 tỷ USD. Và GDP bình quân đầu người của nước này là 176 USD/người/năm. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong ổn định nền kinh tế, nhưng tỷ lệ lạm phát của nước này là khá cao, khoảng 26,2%.
Congo là một nước nông nghiệp. Phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Hàng năm, nông nghiệp đóng góp khoảng 37,4% GDP cho đất nước này. Các loại nông sản chính của Congo là: cà phê, đường, dầu cọ, chè, miến, chuối, ngô, hoa quả và các sản phẩm gỗ, cao su…
CHDC Congo là nước có nguồn dự trữ về tài nguyên và khoáng sản vô cùng phong phú. Công nghiệp của Congo chủ yếu là khai khoáng, là nhà sản xuất cobalt lớn nhất thế giới. Congo có 70% trữ lượng coltan của thế giới, và hơn 30% kim cương. chủ yếu là dạng kim cương nhỏ, công nghiệp. Năm 2002, thiếc đã được phát hiện ở phía đông của quốc gia này nhưng cho đến nay việc khai thác chỉ ở quy mô nhỏ. Buôn lậu liên quan đến khoáng sản, coltan và cassiterit như đã đổ thêm dầu vào lửa cho các cuộc chiến tranh ở miền đông Congo. Katanga Mining Limited, một công ty của Thụy Sĩ, sở hữu nhà máy luyện kim Luilu, có công suất 175.000 tấn đồng và 8.000 tấn cobalt mỗi năm, là nhà sản tinh chế cobalt lớn nhất thế giới. Sau một chương trình phục hồi lớn, công ty này đã khởi động lại vào tháng 12 năm 2007 và sản xuất cobalt vào tháng 5 năm 2008. CHDC Congo cũng sở hữu 50% diện tích rừng ở châu Phi và hệ thống sông suối cung cấp nhiều thuận lợi cho khai thác thủy điện, theo báo cáo của UN về ý nghĩa chiến lược và vai trò tiềm năng của quốc gia này thì đây được xem là một động lực kinh tế ở Trung Phi. Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng (dệt may, giày dép, sản xuất đồ ăn và đồ uống), sửa chữa tàu.. Hàng năm, công nghiệp đóng góp vào khoảng 11% GDP của nước này.
Dịch vụ hàng năm đóng góp khoảng 1/3 GDP cho đất nước. Tuy nhiên ngành dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc nội chiến liên miên trước đây.
Về ngoại thương, năm 2009, CHDC Congo xuất khẩu 3,8 tỷ USD hàng hoá các loại. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt là kim cương, đồng, cà phê, dầu thô và côban. Các bạn hàng xuất khẩu chính của nước này là: Bỉ, Phần Lan, Mỹ, Trung Quốc.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 của Congo đạt 3,8 tỷ USD. Các mặt hàng mà Congo thường nhập khẩu là lương thực, xăng dầu và các thiết bị vận tải. Các đối tác nhập khẩu hàng từ CHDC Congo là Nam Phi, Bỉ, Pháp, Zambia, Kenya, Mỹ, Đức.
Комментарии