Bạn còn chia partition ổ đĩa không?

preview_player
Показать описание


Anh em có thể theo dõi mình tại:

Tham gia group Cùng chơi Công nghệ để hỏi đáp, chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ, smarthome, điện gia dụng:

Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Thực ra mình vẫn chia. Đơn giản là vì tránh Windows gặp những lỗi dở hơi ko sửa được và buộc phải cài lại. Đồng ý là có cloud nhưng ko phải công việc nào cũng kịp thời backup lên cloud, nhất là với những người bận rộn. Việc chia ra bản chất là cần thiết và an toàn đối với mình

ThanhTran-myxg
Автор

Có hàng tấn thứ để phản biệt, tuy nhiên vẫn tuỳ theo mục đích và sở thích của người dùng. Cá nhân mình, vẫn chia bình thường (không bàn tính đến chuyện NAS, cloud) vì :
- Nó sẽ tiết kiệm thời gian sao lưu lại mọi thứ từ C cho việc cài win vì data ở partition khác, và đôi lúc cũng chỉ copy data trong C (desktop, download, zalo, ...) thảy qua D hoặc E...
- Một cái nữa thường hay hoặc có thể sơ suất là bị xoá file, lúc sử dụng phần mềm thứ 3 can thiệp thì việc quét 1 partition nhỏ thay vì toàn bộ đĩa nó tiết kiệm thời gian, kể cả HDD lẫn SSD

oscardory
Автор

Tôi chia C để Windows và D là DATA luôn như vậy, kể cả cài Windows lại hay ko việc chia cũng luôn hữu ích. Giống căn nhà rộng bạn chia phòng ngủ. Phòng khách, bếp ngăn bởi bức tường. Mặc dù trên cùng 1 diện tích.
Ngay cả NAS hay Cloud cũng nên chia Partition, tôi chưa thấy 1 lý do nào cho việc ko chia cả
Lý do "ko cài lại nữa đâu" là lý do rất mơ hồ, nếu cài lại. Thì data để ổ D thì đã sao?

hoangcamapas
Автор

Với em thì em vẫn chia ra các phân vùng như thường, bởi vì là 1 sinh viên như em thì tài chính k dư dả để có thể có nhiều option backup data như cloud dung lượng cao, nas, vân vân và mây mây. Drive vs ổ cứng rời em chỉ dám lưu nhưng dữ liệu tối quan trọng như tài liệu học tập và các ảnh gia đình, còn lại thì lưu local trên máy vì drive vs ổ cứng của e k có nhiều dung lượng. Cx may là hiện tại em đang xài lap win nên nếu có sự cố trên win thì có thể tạo 1 cái usb Linux để cứu dữ liệu trc khi cài win, chứ mac mà rơi vào tình trạng k boot đc là hết cứu.

WindDasher
Автор

Ngày xưa chia ổ đĩa vì không có cloud, không có NAS. Ngày nay Duy Luân dùng Cloud, NAS.... thay cho ổ D: vậy thực chất là không đổi chỉ là thay vì dùng ổ C nhỏ thì dùng nguyên cả ổ cứng vật lý làm ổ C. Dữ liệu vẫn nằm nhiều nơi khác ngoài ổ C

MrNguyenst
Автор

Mình đơn giản là một ổ C, có cắm thêm one drive 1TB vào và đồng bộ dữ liệu liên tục thôi. Chia folder theo từng công việc riêng là xong!!! Máy tính có hỏng thì cứ thẳng tay cài lại win hoặc sửa mà không lo về dữ liệu mất

thetaingo
Автор

Video này có rất nhiều điểm sai
1. Tốc độ SSD như nhau ở mọi phân vùng chỉ đúng với SSD mới. Còn dùng 1 thời gian, nếu chia phân vùng, thì phân vùng chứa win/app sẽ bad sector nhiều hơn vùng chứa dữ liệu bình thường, controler lúc này phải quét và tìm phân vùng để ghi, đồng thời mapping lại. Thời đào chia đã có những con SSD 2TB, 4TB bad nguyên 1 phân vùng, cứ ghi dữ liệu vào là mất hoặc lỗi, phân vùng khác thì bình thường, vì vậy phải cắt riêng và delete volume phần bad.
-Ngoài ra, phân vùng nào gần đầy, tốc độ cũng giảm đáng kể.

2. Kể cả 1 hệ điều hành, 1 số app hay cắm thiết bị ngoại vi như phòng lab/ phòng thí nghiệm/ công nghiệp, nếu muốn lưu thẳng vào ổ cứng, cần phân vùng riêng cho nó sang exFat hoặc Fat32, chứ không ghi được NTFS. Kể cả ssd portable cũng vậy, muốn cắm sang camera/phone thì cũng cần phân vùng Fat.

3. Nếu muốn chuyển dữ liệu sang máy khác, không dùng bên t3 thì vẫn có cách, là dùng backup dữ liệu bằng mặc định của Win, cắm TB/Lan dùng WinPE (Bản mặc định Microsoft), copy file backup đó sang, rút kết nối 2 máy, máy mới bung file backup là xong. Còn nếu có box ổ cứng thì muốn bê nguyên tất cả sang thì quá dễ, trình copy mặc định window cũng làm được

jwg
Автор

Theo mình thì chia ra thành ít nhất 2 ổ c và d vẫn hay hơn. Đơn giản là lưu trữ ổ khác ổ cài hệ điều hành nhìn nó gọn gàng hơn nằm chung với 1 đống thư mục của ổ chứa hdh 😊

phunguyen
Автор

h có nhiều phương tiện lưu data mà nên không cần chia mà xài nhiều hướng lưu trữ song song, chẳ hạn gắn thêm ổ đĩa thứ 2 nếu máy dư slot gắn hay sử dụng ổ cứng rời, song song đó là dùng cloud hay nas backup, ổ dành cài HĐH với phần mềm thì 512Gb trở xuống còn ổ chứa data thì 1Tb trở lên

dungphuoctran
Автор

Partition phân vùng nó k còn cần thiết như ngày xưa, lý do lớn nhất là SSD, HDD bây giờ nó đã khá rẻ, so với ngày xưa, anh em nào xài máy bàn, có nhìu không gian để lắp SSD, HDD, nên là anh em nào chứa HDH thì chỉ cần cài nó lên ổ SSD 1, còn game hay phim thì cài lên SSD 2 hoặc là HDD

vuminhquanify
Автор

Hồi xưa xài HDD nên chia và dung lượng ổ cứng xưa thấp. Do windows hay tạo backup, lâu lâu vô xoá đi. Việc có 1 ổ chỉ chứa hệ điều hành riêng giúp quét file và xoá các backup này nhanh hơn, dễ hơn. Giờ SSD hết rồi nên hạn chế chia ổ, chi phí cho ổ cứng càng rẻ dung lượng càng lớn. Giờ máy có thể xài 2, 3 ổ cứng riêng luôn. Nên vấn đề chia ổ giờ cũng ít.

ducngostudio
Автор

SSD giờ mua về ko cần chia partition làm gì, chia ra folder rồi pin to quickaccess tuy cập nhanh là được rồi. còn việc dùng cloud, NAS thì tùy nhu cầu, trừ khi công việc đòi hỏi dữ liệu phải backup liên tục chứ người dùng cá nhân cơ bản mấy ai cần tới

dukhu
Автор

Em làm video nhiều nên việc chia nhiều phân vùng dữ liệu thì càng bất lợi về sau khi các phân vùng đã gần đầy. Lúc đấy giả sử có 1 file lớn cần lưu mà trên tất cả các phân vùng không còn đủ chỗ trống, trong khi tổng dung lượng của các phân vùng đó cộng lại thì lại quá dư. Lúc đấy dở khóc dở cười anh ạ! hjhj... Nên giờ mua ổ cứng mới là em không bao giơ chia nữa.

thanhnganofficial
Автор

Laptop công ty cấp cho mình thì IT Service Desk cũng ko partition. Tuy nhiên thói quen thì laptop cá nhân mình vẫn partition làm 2 phân vùng bởi mình ko có dư tiền để mua Cloud Drive dung lượng nhiều. Hiện tại chỉ dùng 100GB nhưng ko đủ nên chỉ backup lên drive data quan trọng thôi.

tommythuyen
Автор

Từ vài năm trước mình dùng không chia ổ nhưng gần đây lại phải chia để lưu các file backup với các file phần mềm. Mặc dù có sync trên cloud nhưng vẫn phải kéo về để cài đặt rất tốn thời gian

someonutube
Автор

Một lợi thế nữa chỉ OneDrive có: Windows có những folder mặc định như Documents, Pictures, Desktop, ... sẽ auto backup lên OneDrive. Những folder này đc lưu vào ổ C, nếu muốn phân vùng mình phải trỏ lại path sang ổ mới rất phiền phức. Ngoài ra khi mình reset windows chỉ cần login lại onedrive là file vẫn còn đó, nên mình hay reset windows mà chả phải nghĩ về data

danhvokhanhtoan
Автор

Có 1 điều chính nữa là kinh tế.
Trước 2012 giá hdd khá cao, rất ít ai build máy 2 hdd cả hầu hết chọn phương án 1 ổ hdd, 180, 250, 360gb, rồi chia ổ cài win và lưu data. Hồi đó ổ 500gb là niền ao ước hầu hết người dùng phổ thông rồi
Nhớ ko nhầm là năm 2012 thái lan bị lũ lụt ảnh hưởng tới nhà máy sản xuất HDD khi dó giá tăng gần 2 lần kéo tới khoản 2015 thì giá thấp lại nhờ ssd phổ cập thị trường.
Còn hiện tại thì giá quá rẻ rồi nên ko nghỉ tới việc chia nữa

ThinhTran-GL
Автор

Hôm nào bác làm clip hướng dẫn các cách chuyển máy cũ sang máy mới đi.

entechnet
Автор

Vấn đề mình phân vân là phân chia partitions có ảnh hưởng đế tuổi thọ của SSD không ? theo mình hiểu firmware của SSD sẽ điều khiển việc lưu data tuần tự để tuổi thọ của tất cả các cell lão hóa đồng đều. Việc chia partition có ảnh hưởng gì đến qui trình này không?

thedangvu
Автор

Mình dùng Mac, chia thành 2 ổ khác (A, B) ngoài Macintosh. Giờ nếu gộp 2 ổ A, B thành 1 hoặc gộp tất cả lại thành 1 Macintosh thì có bị mất dữ liệu không bạn nhỉ?

duongnt