Vì sao Trung Quốc không thể sản sinh Einstein hay Newton? | Manhtb229 | THẾ GIỚI

preview_player
Показать описание
Vì sao Trung Quốc không thể sản sinh Einstein hay Newton? | Manhtb229 | THẾ GIỚI

Lịch sử Trung Quốc là 5000 năm, lịch sử Châu Âu 4000 năm tuy nhiên những khám phá khoa học, kỹ thuật đều nảy sinh ở phương Tây lại vượt trội so với Trung Quốc. Và cho tới ngày hôm nay, mặc dù Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học, kỹ thuật tuy nhiên hầu hết giải Nobel, huy chương Fields đều được trao cho người phương Tây. Và mình tin rằng, trong tương lai, phương Tây vẫn sẽ là cái nôi của khoa học kỹ thuật. Vậy tại sao lại như thế?
______________
Cùng Spiderum hóng các cuộc hội thoại thú vị, nhiều kiến thức bổ ích trên kênh Talk Sâu tại đây nhé:

Ghé Nhà sách Spiderum trên SHOPEE ngay thôi các bạn ơi:
______________
Nội dung:
00:00 - Start
01:24 - Văn hóa Trung Quốc
04:04 - Chính trị Trung Quốc
05:06 - Con người Trung Quốc
______________
Bài viết: Vì sao Enstein, Newton lại không sinh ra ở Trung Quốc ?
Được viết bởi: Manhtb229
______________
Giọng đọc: Samurice
Editor: Tê
______________
Bản quyền video:

Bản quyền nhạc:
Youtube Audio Library
______________
#Spiderum #TrungQuoc #thegioi
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Cùng Spiderum hóng các cuộc hội thoại thú vị, nhiều kiến thức bổ ích trên kênh Talk Sâu tại đây nhé:

Dành cho các Nhện-ers ham học hỏi, chúng mình có vài tựa sách thú vị liên quan đến chủ đề sự ảnh hưởng của địa lý, xã hội đến con người ở muôn phương đây:

Spiderum
Автор

Aristoteles có một quan điểm rất hay là: “Thầy là quý nhưng chân lý còn quý hơn thầy”. Trong khi châu á cứ lanh quanh với quan điểm "Cãi thầy núi đè, tôn sư trọng đạo" suốt vài ngàn năm

TrungNguyen-hctm
Автор

"Logic sẽ đưa chúng ta từ điểm A đến điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa chúng ta tới mọi nơi" chính câu nói này đã thể hiện rõ sự khác biệt giữa hai châu lục

kalaty
Автор

Hình như khi chạy khỏi chế độ phát xít, đã có người hỏi Einstein sao không chạy tới Liên Xô thuộc phe đồng minh gần hơn mà lại đến USA xa hơn nhiều, nhà bác học đã trả lời rất tự nhiên rằng ông cần đến nơi có nhiều tự do hơn

khuatdanglong
Автор

Chính sự phản biện, tranh luận mới tạo nên một cộng đồng phát triển. Mình rất ủng hộ việc Spiderum đưa ra các bình luận đa chiều

phanvtan
Автор

Người châu âu họ thừa nhận là họ không biết gì cả, nếu muốn biết thì phải đi khám phá và đi ra ngoài tìm tòi. Trái lại người châu á tự cho mình là biết tất cả, từ tư tưởng đó giậm chân tại chỗ của sự phát triển vượt bậc.

daqfuboomlego
Автор

không cần nói đâu xa, chính bản thân mình cũng bị ảnh hưởng với kiểu giáo dục học thuộc lòng, chính vì thế mà quá trình từ cấp 3 lên đại học theo ngành lập trình thời gian đầu mình đã rất vất vả để tự nghĩ ra các đoạn logic code, khả năng sáng tạo rất kém, nhưng sau khi học tập một thời gian thì đã quen dần và đang làm dev đc 2 năm rồi =))

Sati-nyuy
Автор

Cảm thấy 1 điều là văn hoá chia sẻ kiến thức, ở phương Đông thường có việc giữ kín bí quyết cho riêng mình, chưa sẵn sàng chia sẽ cho người khác, nhưng ở phương Tây họ khuyến khích chia sẽ, và chất xám của họ dc bảo vệ và làm ra vật chất cho họ, nhìn đơn giản như Youtube ngày xưa nhiều cái đơn giản như ta ko hề biết nhưng h youtube có thể cho ta tiền nên chúng ta sẵn sàng chia sẽ nhiều hơn, nên cái này có thể cái này sẽ thay đổi rất nhanh vì sự toàn cầu hoá…sự thay đổi cái này thấy ở VN khá rõ ràng

dunginh
Автор

hồi bé mình tò mò lắm, khẳng định chắc chắn là tò mò hơn bạn đồng trang lứa, mình thích những thứ liên quan đến khoa học và cái đẹp. Tuy nhỏ nhưng ko bỏ sót chương trình nói về thế giới, vũ trụ, động vật o vtv2, đọc 1 lèo hết sách vạn câu hỏi vì sao, dành nhiều thời gian đọc tất cả sách mà mik thấy dù là sách báo, đam mê xem thời sự, ngồi 1 lúc lâu để quan sát 1 thư gì đó....do chìm đắm vào thế giới của bản thân mà bị ăn chửi là cái đồ ngờ nghệch, bị ngơ, chậm chạp.Theo năm tháng nhiều thứ xảy ra bây giờ mình mất hết tất cả sự hứng thú, như cái vỏ trống rỗng, thế giới trong mắt mình như là hư không vậy. Mình nhớ mình của ngày xưa.

trangtranthuy
Автор

Có một vấn đề tư duy, người châu âu họ có quan điểm định lượng, còn châu á là quan điểm định tính. Nên khoa học châu á theo kiểu định tính, không coi trọng tính chính xác kinh dịch, phong thủy là kinh điển của khoa học định tính. Còn châu âu họ quan điểm chính xác bằng đo đạc nên châu âu khoa học hiện đại mới phát triển

thu-bach-ngocbichnguyen
Автор

Tôi thấy các comment trung lập là hay nhất.
Nếu mấy bạn học lịch sử nhiều sẽ biết rằng ai cũng có thời, đế chế nào cũng có lịch sử hùng mạnh riêng.
Bắt đầu từ 500 BCE đến 1500 CE.
Ấn Độ và Trung Quốc là 2 cường quốc mạnh nhất thế giới cho hơn 2 ngàn năm lịch sử.
Con đường tơ lụa tạo ra để các vương quốc Châu Âu, Hồi Giáo, Bắc Châu Phi dễ dàng trao đổi thương mại với Ấn Độ và TQ.
Thậm chí mà nói, lý do Columbus tìm thấy Thế Giới mới (New World/Americas) chỉ vì muốn tìm được đoạn đường ngắn hơn tới Ấn Độ 🇮🇳

Commievn
Автор

Chat gpt ở nước ngoài được sử dụng miễn phí, còn ở vn phải mua tài khoản, căn bản là ở những nước phương Đông chú trọng sự kiểm soát hơn là tự do tư tưởng. 1 ví dụ đơn giản: khi 1 đứa trẻ đặt câu hỏi sẽ bị những đứa trẻ khác dè bỉu, giáo viên thì không khuyến khích điều đó, việc học cũng giống tôn giáo, sgk như kinh thánh, nó được xem là chân lý và học sinh chỉ học thuộc.

trongucnguyen
Автор

Người theo đạo Hồi ở Tây Ban Nha không nhiều như tác giả nói, số người theo đạo Hồi ở đó phần lớn di cư từ Ma Rốc sang giai đoạn gần đây. Nhưng dấu tích của đạo Hồi ở TBN có thể còn qua tên một số địa danh cấp thị trấn mà thôi. Về thức ăn, ẩm thực, thời trang và văn hóa nói chung, dấu vết đạo Hồi hầu như không nhìn thấy.

vanho
Автор

Lập luận hành văn thì ổn đó, kết luận cũng ok mà mấy cái gợi ý lại chủ quan lòi ra. Mà hài hước một cái là cả 3 cái gợi ý lại bị sự thật hiện tại vả thẳng vào mặt mới sợ chứ
- Bài trừ quan điểm tôn giáo kiềm hãm sự phát triển thì mời xem qua các làn sóng anti vaccine hay điên khùng hơn là cho rằng 5G là .... hiện thân của quỷ dữ???? Bản thân châu Âu đã đang và không thể dứt ra được khỏi tôn giáo và cả những tư tưởng kìm hãm mà bọn vẫn phát triển ấy thôi, cái quan trọng là có những người tò mò đi ngược lại như phần đầu nói chứ không nằm ở việc có triệt đi hay không.
- Các tư tưởng an phận thì ôi thôi nhìn vào sự lan toả của chủ nghĩa khắc kỷ là thấy rồi mà cái tư tưởng này từ đâu ra chắc ai cũng biết rồi
- Nói bài trừ giáo dục học thuộc lòng thì dễ lắm nhưng có nền giáo dục nào thật sự loại bỏ việc học thuộc lòng hay chưa? Không phải là bài trừ mà là biến đổi nó sao cho không còn khô khan nữa chứ ông tính khơi dậy sự tò mò kiểu gì với các sự kiện lịch sử, tác phẩm văn học, hay nội việc suy ra một phương trình bằng cách tư duy nó cũng quá tốn công so với việc học nó và áp dụng vào nhiều trường hợp hơn. Rõ là người thì đòi tư duy, người thì đòi phải giảm chương trình học chỉ có bọn nhóc học sinh là chịu khổ
- Cuối cùng thì cái ý thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân thì thôi bó tay. Lâu lâu thấy một bài bảo qua Nhật hay phương Tây bị gì không ai quan tâm lại lên án họ "chủ nghĩa cá nhân" quá đà. Hay dạo gần đây có đầy sự tranh cãi về việc có nên hạn chế tự do cá nhân để không ảnh hưởng đến cộng đồng hay không và những sự vụ thế này xuất hiện ở cả tây lẫn ta nên nói là bảo thân bọn tây cũng đang phải thắc mắc về vấn đề này đây

vuivinh
Автор

Đây không phải bài viết hay,
mà là một bài viết TUYỆT VỜI,
nó trải lời cho câu hỏi mà tôi luôn thắc mắc, rằng tại sao xung quanh mình họ hành xử kỳ lạ như vậy.

huytai
Автор

Người phương Tây phát triển chủ nghĩa cá nhân hơn nên sản xuất ra những nhân tài tư bản, còn ở phương đông một người làm sai cả họ bị tru di nên ai cũng sợ

kinhhoang
Автор

Người phương Tây có lối sống cởi mở, sáng tạo, tò mò, thích tìm hiểu, còn người châu á có vẻ cứng nhắc và bảo thủ, vì vậy ít phát minh sáng tạo bắt nguồn từ các quốc gia này.

inhinhgia
Автор

Các yếu tố khách quan như sự phát triển phồn thịnh và giàu tài nguyên lương thực của Trung Hoa làm con người ta ko còn động lực khám phá đột phá, thì mình nghe lâu rồi.
Nhưng cái khám phá về gene người châu Âu tò mò hơn người châu Á thực sự làm mình shock và lần đầu nge

billyn
Автор

người châu á nói chung hay người á đông nói riêng thì rất giỏi học theo (hoặc những gì người khác đã khám phá). còn người phương tây thì lại giỏi tò mò, họ sẽ đi tìm kiếm kiến thức trong "vũ trụ kiến thức" cho dù không biết lối đi hay có công thức hay không? giống như kiểu một đám người đến từ khắp nơi trên thế giới bị ở trong bóng tối, người phương tây sẽ là người tiên phong đi tìm đường đi tốt để thoát khỏi đó, còn người phương đông sẽ ngồi chờ cho đến đi có người khác tìm đường cho mình rồi đi theo. cũng như trong toán học hay tất cả ngành khác, người phương tây sẽ đi tìm trong sự mù tịt, mò mẫm giữa cả đống sự mơ hồ mà họ thắc mắc, khi tìm ra họ sẽ tạo ra công thức (ví dụ toán học). còn người phương đông sẽ học theo công thức đó mà biết, còn để mò mẫm rồi tạo ra công thức hay bất cứ phương pháp nào trong sự mù tịt kia là rất khó

nuflamnia
Автор

Mỗi phút trôi qua, trên các nền tảng internet lượng kiến thức được chia sẻ đủ để cho chúng ta nghe và đọc vài chục năm, thậm chí đến cả trăm năm. Tôi không có đủ thời gian và sức lực để trở thành một con người hoàn hảo.

dungvuvan