Chuyến Đò Vĩ Tuyến - Hoàng Oanh (ASIA 12)

preview_player
Показать описание
Chuyến Đò Vĩ Tuyến | Nhạc sĩ: Lam Phương | Hoàng Oanh | ASIA 12
Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu Lênh đênh trên sóng nước mông mênh Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng.
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
Phương Nam ta sống trong thanh bình Tình ngát hương nồng thắm
Bên lúa vàng ngào ngạt dâng.
Ơ ai hò Dòng sông mơ màng và đẹp lắm Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ
Để tình ta ngày tháng phải mong chờ.
Hò hớ hò hơ
Em và cùng anh xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng.
Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi
Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thuỳ
Ai gieo chi khúc hát lâm ly
Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng.
Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trùng
Giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm
Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà
Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau.
--------

Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Thương quá Việt Nam ơi.Không còn vĩ tuyến chia cắt về địa lý, nhưng vẫn còn vĩ tuyến trong lòng người

congly
Автор

Tôi tin dù có 100 năm nữa thì nhạc vàng vẫn trường tôn với thời gian

tunneqt
Автор

Kinh thặc... ko ai so sanh dc... 29/10/2019 ai con nghe cho e xin 1 lay

thongly
Автор

Đây là những hình ảnh của một miền Nam hòa bình va hạnh phúc với một triệu người Bắc di cư vào nam và những đau buồn sau buồn quá đi thôi!!!!

Akira-mzvj
Автор

2020 rồi còn ai nghiện và vẫn tiếp tục nghe bài này ko ?! Cho mình 1 like với

manhvunguyen
Автор

2023 ai còn nghe cho mình xin một live nhe, xin cảm ơn

dantran
Автор

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời
Tin từ Mỹ cho hay, nhạc sĩ Lam Phương, cây đại thụ của nền âm nhạc tự do miền Nam Việt Nam, đã qua đời vào tối 22/12 tại Cali, ở tuổi 83.
Từ nhiều năm nay, ông phải ngồi xe lăn, sức khỏe ngày càng yếu. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng hoạt động, qua việc nhận những cuộc phỏng vấn hay ghi hình ở tư gia và những lúc có thể.
Nhạc sĩ Lam Phương vốn là người gốc Hoa, theo gia đình lưu lạc đến Rạch Giá, gia đình rất khó khăn. Năm 10 tuổi, ông được gửi lên Saigon để đi học, may mắn lại gặp được hai nhạc sĩ hướng dẫn là nhạc sĩ Lê Thương và nhạc sĩ Hoàng Lang. Năm 15 tuổi đã bắt đầu sáng tác.
Vài năm sau, cái tên Lam Phương đã gây sóng gió trong làng âm nhạc miền Nam. Nhiều ca khúc của ông như Kiếp Nghèo, Giọt Lệ Sầu, Chiều Hành Quân, Khúc Ca Ngày Mùa... được người mộ điệu săn tìm mua các nhạc bản và gửi thư liên tục yêu cầu trên đài phát thanh.
Nhưng đỉnh điểm là năm 1970, khi ông đến Đà Lạt, cảm tác từ ngọn đồi nghĩa trang thành ca khúc Thành Phố Buồn, thì Lam Phương thật sự trở thành ông hoàng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tên tuổi của ông trở thành một phần lịch sử của âm nhạc miền Nam Việt Nam, cũng như hoàn toàn bước khỏi cuộc sống khó khăn trước đây. Bài hát này đem lại cho nhạc sĩ Lam Phương số tiền bản quyền đến hơn 12 triệu đồng VNCH. Một ví dụ nhỏ cho biết, chiếc xe Honda đời mới nhất nhập nguyên thùng từ Nhật về Việt Nam, chỉ trên dưới 30.000 đồng.
Thế nhưng sau tháng 4-1975, ông phải bỏ lại tất cả, một lần nữa cùng gia đình ra biển, đến Mỹ định cư. Cuộc sống kể như làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng cùng một gia đình phải lo toan.
Và rồi, sức sáng tác của ông một lần nữa lại bùng lên với những bài hát như Chiều Tây Đô, Tình Hồng Paris, Tôi Sẽ Đi... chinh phục khán giả từ hải ngoại đến thế hệ trẻ trong nước. Ông thật sự là một tài năng hiếm có, và đáng kính trọng trong ký ức âm nhạc của người Việt Nam.
R.I.P

Giabaonguyen-su
Автор

Những thước phim quý hiếm của phóng viên nước ngoài còn được lưu lại đến ngày hôm nay, thật trân trọng.

longshenlong
Автор

Nghe nói nhạc sỹ Lam Phương viết bài này khi mới mười mấy 20 tuổi đầu.... Thật là một bậc kỳ tài. Bài này đích xác không ai thể hiện qua cô Hoàng Oanh nữa

lamthieugia
Автор

Em và cùng anh xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng.
Mỗi lần nghe lại xúc động, bùi ngùi và chạnh lòng vì câu hát này. Cái mong ước hiền hòa " về Thăng Long" chỉ để " đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng" chứ ko phải như "tiến về Thành Đô, quét sạch giặc thù" thế nhưng lịch sữ lại nghiệt ngã . :((

MyluvIsUrluv
Автор

Bây giờ đã là 2021 vẫn còn nghe và vẫn còn thấm thiết.

hungtruong
Автор

Câu đầu tiên là mình chảy nước mắt rồi, sao Ông Lam Phương khi đó mới 17 tuổi mà lại viết ra những lời hát hay mà day dứt tim can vậy, con thật cảm phục Ông 🙏

leaduong
Автор

Ca sĩ, nhạc sĩ miền Nam thật tuyệt vời!

tanta
Автор

Chuyến đò vĩ tuyến chỉ danh ca hoàng oanh mới mang hết cảm xúc trong lời bài hát này, chuyến đò vĩ tuyến hay nhất trong lịch sử

chuyenovituyen
Автор

17 tuổi thôi mà nhạc sĩ Lam Phương có thể viết nên những ca từ thế này, đúng là tuyệt diệu. Mong ông ra đi bình an!

ThanhNguyen-iwog
Автор

Mình thuộc lớp hậu bối .Nhưng nghe bản nhạc này, vẫn ray rứt một nỗi đau khôn tả...

TrungNguyen-xjhi
Автор

Ông ngoại mình ngày xưa đi lính VNCH, mỗi khi nhắc tới vỹ tuyến 17 là ông mình rớt nước mắt nhớ về những người ae lính sống chết có nhau và những lần vượt biên giới, nhưng giờ chỉ còn ông mình còn họ đã bị tử trận...

harrybin
Автор

Đây mới đúng là phong cách của các ca sĩ trình diễn văn học nghệ thuật thời VNCH:ngâm thơ và diễn tả các ca khúc đầy tình tự dân tộc & biến động của đất nước !

tompham
Автор

2020 rồi còn ai nghe k nhỉ 17t mà mê dòng nhạc này quá trời

loihuynh
Автор

Nghe câu: phương nam ta sống trong thanh bình nghe mà đau lòng làm sao. Thương tiếc 1 thời.

ThiNguyen-oknj