Cấu tạo motor 1 pha, cấu tạo động cơ 1 pha 220v, 0901460163, MINHMOTOR

preview_player
Показать описание
1)Động cơ điện xoay chiều 1 pha là gì?
Động cơ điện 1 pha (còn được gọi là motor điện 1 pha) là loại động cơ mà dây quấn stato chỉ bao gồm có 1 cuộn dây pha, còn nguồn cấp chính là 1 dây pha và 1 dây nguội (có thêm tụ điện để làm lệch pha). Tuy nhiên, nếu chỉ có 1 cuộn dây pha thì khi đó động cơ sẽ không thể tự mở máy được, vì từ trường 1 pha lại chính là từ trường đập mạch.

2)Ứng dụng của động cơ điện 1 pha
Motor giảm tốc 1 pha 220V công suất 6W, 15W, 25W, 40W, 60W, 90W, 120W, 140Ww, 180W, 200W, 250W,... được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như:
- Trong công nghiệp: làm băng truyền, băng tải,...
- Trong nông nghiệp: làm máy ấp trứng, máy cho gà ăn,…
- Trong các máy móc để phục vụ cho đời sống sinh hoạt thường ngày: máy vặt lông vịt, máy vặt lông - gà, máy nướng vịt, máy nướng gà…
- Trong các lĩnh vực dùng để quảng cáo: các thiết bị trưng bày, trong quán bar, nhà hàng khách sạn,…
Tùy thuộc từng lĩnh vực mà người ta yêu cầu sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành phải phù hợp.
Motor giảm tốc 1 pha 220V công suất 6W, 15W, 25W,...

3)Cấu tạo động cơ điện 1 pha
Nhìn chung, motor điện 1 pha có 2 phần chính, đó là phần tĩnh và phần quay.
- Phần tĩnh: Hay còn có tên gọi là stato, bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là lõi thép và phần dây quấn.
- Phần quay của motor điện 1 pha, hay còn có tên gọi là roto, bao gồm có: Lõi thép, Dây quấn, Loại rôto lồng sóc

4)Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 1 pha
Muốn cho động cơ điện 1 pha làm việc, stato của động cơ cần phải được cấp 1 dòng điện xoay chiều. Dòng điện chạy qua dây quấn stato sẽ tạo nên một từ trường quay nhanh với tốc độ: n = 60f/ p (vòng/ phút). Trong đó thì f chính là tần số của nguồn điện, còn p chính là số đôi cực của phần dây quấn stato.
Trong quá trình quay, từ trường này sẽ liên tục quét qua các thanh dẫn của rôto, làm xuất hiện một sức điện động cảm ứng. Vì dây quấn rôto đang kín mạch nên sức điện động này sẽ tạo dòng điện ở trong các thanh dẫn của rôto. Các thanh dẫn có dòng điện lại nằm bên trong từ trường, nên chúng sẽ tương tác với nhau, tạo ra lực điện từ được đặt vào các thanh dẫn.
Tổng hợp các lực ở trên đây sẽ tạo ra mô men quay đối với trục của roto, làm cho roto quay theo chiều cùng với chiều của từ dường. Khi motor làm việc, tốc độ của rôto (n) luôn luôn nhỏ hơn tốc độ đo được của từ trường (n1).
Kết quả là rôto quay chậm lại, cho nên chúng luôn nhỏ hơn n1, vì thế nên động cơ còn được gọi tên là động cơ không đồng bộ. Độ sai lệch giữa tốc độ của rôto và tốc độ từ trường còn được gọi là hệ số trượt, được ký hiệu là S, thông thường thì hệ số trượt đo được vào khoảng từ 2% 10%.

5)Hướng dẫn cách chọn lựa motor điện 1 pha
- Quý khách nên xem loại cũ mà mình đang dùng có được ampe bao nhiêu để có căn cứ mới để lựa chọn cho đúng.
- Nên lắp đặt dư tải.Ví dụ như: làm lại các yêu cầu đòi hỏi công suất nặng, giống như là các loại máy nghiền đá, động cơ máy cắt sắt, máy ép để nghiền gỗ hoặc nâng tạ...
- Việc sử dụng động cơ mà không hết tải sẽ giúp động cơ được mát và bền hơn.
- Nên chọn lựa các loại motor có cấp độ bảo vệ cao IP55 thay vì các sản phẩm có độ hở với mức bảo vệ IP44.
- Lựa chọn đồng bộ các sản phẩm động cơ điện 1 pha có khả năng phòng chống cháy nổ nếu như phải dùng trong các môi trường có xuất hiện nhiệt độ cao như hầm lò hơi, mỏ quặng hay những nơi sản xuất hóa chất, có thể gây cháy hoặc độc như dầu hỏa, khí gas, khí hiếm,…
- Một số loại motor điện 1 pha xuất xứ từ các hãng Nhật, Đức nếu được sản xuất trước năm 2000 thì thường có kích thước thân motor nhỏ hơn các loại động cơ đời mới sau năm 2000. Vì vậy, trước khi mua motor mới về lắp đặt cho động cơ, bạn nên đo kỹ đường kính trục, chiều ngang, chiều dọc chân đế motor cũ để đảm bảo dễ dàng lắp đặt.
- Các đường rãnh trên phần roto thông thường được dập xiên với cái trục
- Nên đo kỹ đường kính trục, chiều ngang, chiều dọc chân đế motor
- Khả năng tiết kiệm điện năng cũng như hiệu suất của động cơ sẽ được thể hiện qua hệ số cos. Hệ số này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ yếu như độ rỗng của rãnh, các tiết diện dây đồng cùng với chất lượng và từ tính của tôn.
- Cần trang bị các chi tiết như: tụ điện, rơle mất pha cũng như các rơle nhiệt để kiểm tra xem phần aptomat chịu được dòng điện là bao nhiêu (A).

6) Địa chỉ nhà cung cấp Motor giảm tốc tại Việt Nam
a) Sài Gòn
163 quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hoà, Bình Tân, TP HCM Tel: 090 1460 163 - 098 1645 020
b) Hải Phòng - Công ty CPTM Hồng Phúc
Văn phòng 1: 1033 đường Nguyễn Văn Linh (đường Bao), chân cầu An Đồng, An Dương, TP Hải Phòng. Tel: 098 562 0077
c) Hà Nội
Văn phòng 1: Km số 2, đường Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội
Văn phòng 2: Số 1, tổ 44, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
d) Đà Nẵng
Văn phòng 1: 45 Hàm Nghi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Văn phòng 1: 398 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Tel: 098 460 1133
#Cấu Tạo Động Cơ 1 Pha
#motor1pha
#dongco1pha
#moto1pha
#motordien1pha
#dongcodien1pha
#MinhMotor
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Sao có motor ko sài mặt vít thường thấy 2900 rpm, có motor có mặt vít vậy shop

ThinhNguyen-sjjk
Автор

Động cơ 3.7kw dòng tải nặng YC dùng tụ bnhieu cho hợp lý ạ

cuongbui
Автор

Ad ơi cho em hỏi cấu tạo của công tắc ly tâm gồm những gì vậy

tayle
Автор

chạy điện 1 chiều hay xoay chiều vậy a

phungminhvo
Автор

cách dấu dong co co 2 tu a oi e chưa hiểu

LamLe-rtlz