Phạm Tội Gì Có Thể Bị Tử Hình - Có Nên Bỏ Hình Phạt Này? | TVPL

preview_player
Показать описание
Việt Nam đã ban hành quy định về việc tiêm thuốc độc cho tử tù từ năm 2011 thay thế cho xử bắn. Đây được xem là một bước tiến lớn thể hiện sự nhân đạo của tư pháp nước ta. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao nhà nước lại quy định như vậy mà không bỏ hẳn hình phạt tử hình đi? Hãy để TVPL giải đáp giúp bạn nhé!

----

Bộ Luật Hình sự 2015:

Bộ Luật Hình sự 1999:

Bộ Luật Hình sự 1985:

----

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM

Nội dung: Lý Hải

Trình bày: Huy Hoàng

Dựng hình: Hạnh Nguyên

----

Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!

#TVPL #ThuVienPhapLuat

----

1.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo điều 108, 109, 110, 112, 113, 114 của BLHS 2015. Đó là những tội phạm về phản bội tổ quốc, muốn lật đổ chính quyền nhân dân, gián điệp, bạo loạn, khủng bố chống chính quyền và phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật nhà nước
Đa phần những người phạm tội này có tư tưởng và hành vi chống phá chế độ nhà nước và nhân dân. Việc giáo dục, cải tạo họ sẽ rất khó khăn và nguy cơ tái phạm là rất lớn. Do đó, nếu hành vi phạm tội ở mức đặc biệt nghiêm trọng, họ có thể phải chịu hình phạt tử hình.
2.
Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Cụ thể đó là tội giết người (theo Điều 123) và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (theo Điều 142)
Tội phạm giết người thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt tù từ 07 đến 15 năm. Tuy nhiên, nếu tội phạm giết người có thêm những tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến tử hình. Giết người là hành vi tước đi quyền được sống của người khác mang tính chất dã man, do đó, việc áp dụng hình phạt tử hình đối tội phạm này cũng là điều dễ hiểu.
Tiếp theo đó, người dưới 16 tuổi được xem là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần và hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã là một hành vi bị xã hội và pháp luật lên án. Và trong trường hợp thủ đoạn phạm tội quá nguy hiểm, gây tổn hại lớn cho nạn nhân thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể nhận hình phạt tử hình.
3.
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Ở nhóm này, chỉ có một tội phạm có thể bị kết án tử hình đó chính là: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
Thực tế, nếu người phạm tội thu lợi bất chính quá 2 tỷ hoặc gây thiệt hại quá 1,5 tỷ cũng đồng nghĩa với việc họ đã sản xuất, buôn bán một số lượng rất lớn thuốc giả. Lượng thuốc này đã, đang và có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng nhiều người tiêu dùng. Do đó, nếu việc sản xuất, buôn bán thuốc giả một số lượng lớn hoặc gây chết, gây thương tích cho 2 người trở lên (tỉ lệ trên 61% mỗi người hoặc tổng 2 người trên 122%) thì có thể chịu hình phạt tử hình.
4.
Các tội phạm về ma túy, bao gồm sản xuất, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 248, 250, 251.
Ma túy là một tệ nạn và bị xã hội bài trừ do những tác hại nó gây ra cho cá nhân, gia đình và xã hội. Pháp luật hình sự căn cứ vào khối lượng, thể tích ma túy mà tội phạm sản xuất, vận chuyển, mua bán để xác định hình phạt. Do đó, nếu lượng ma túy quá lớn theo một mức luật định, người phạm tội sẽ bị tử hình.
6.
Tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ ( Điều 353, 354)
Các tội phạm về chức vụ luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm từ dư luận. Từ lý do đó, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô tài sản để thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại trên 5 tỷ có thể bị tuyên án tử hình.
Tuy nhiên, theo điểm c khoản 3 điều 40 BLHS 2015 thì người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân .
6.
Một số tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định tại Điều 421, 422, 423.
Những tội phạm thuộc nhóm này đều là những tội nguy hiểm cho hòa bình của đất nước và đời sống xã hội. Do đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà tội phạm có thể bị tử hình.

----

tvpl,thư viện pháp luật,thu vien phap luat,tội phạm,toi pham,tử hình,tu hinh,bỏ tử hình,hình phạt,hinh phat,hình sự,hinh su,bộ luật hình sự,bo luat hinh su,tội khủng bố,tội phạm an ninh quốc gia,toi khung bo,tội chống chính quyền,tội giết người,tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi,hiếp dâm,hiep dam,bán thuốc giả,sản xuất thuốc giả,ban thuoc gia,san xuat thuoc gia,ma túy,ma tuy,tham ô,hối lộ,xử bắn,tiêm thuốc độc,ghế điện
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Từ 29 tội có thể bị tử hình, giảm xuống còn 18 tội ở BLHS 2015 là một bước tiến lớn. Chuyển từ xử bắn sang tiêm thuốc độc cũng là một sự thay đổi mang tính cách mạng.
Có những ý kiến xoay quanh câu chuyện bỏ hay giữ án tử hình, ý kiến của bạn thế nào, hãy cùng theo dõi và bàn luận qua video này nhé!

THUVIENPHAPLUAT_VN
Автор

Tôi thiết nghĩ với tình trạng đất nước ta hiện nay thì nên đưa tội tham nhũng vào khung tử hình ở một mức độ nào đó

ThangNguyen-cbdd
Автор

Đúng hơn là nên tập trung vào tội phạm giết người vì tội "đặc biệt nghiêm trọng" này rất phổ biến, tóm lại pháp luật nước ta luôn có nguyên tắc là "Thấu tình đạt lý" trong công tác giáo dục, tuyên truyền, phòng ngừa chung. Nên việc hạ các tội danh có định khung nêu trên là rất dễ hiểu nên không cần phải bàn

CuongNguyen-ycgn
Автор

Riêng tội tham nhũng cần phải xử đúng luật. Theo đúng lời kêu gọi của bác tbt Nguyễn phú trọng.

sinhphamtrung
Автор

80% quốc gia ko hành quyết mả khi xét vào góc độ thì xã hội vẫn bình yên vô sự, Châu Âu là một ví dụ điển hình lý do là xã hội của nó đã thay đổi tích cực về nhiều mặt quan trọng khác, trong khi 20% quốc gia mặc dù đã có hành quyết nhưng xã hội các nước đó thay vì phát triển theo hướng tích cực thì các nước lại rơi vào tình thế ngược lại khi một quốc gia vừa nghèo lại vừa có tội phạm phi mã quá cao, điều này thực sự đáng buồn cho các quốc gia này, đúng là cuộc đời không phải là chuyện dễ cả

CuongNguyen-ycgn
Автор

Giết một mạng người mà cái giá phải trả quá rẻ thì tội phạm tăng lên là dĩ nhiên. Sợ tội phạm đau nhưng không nghĩ tới nhưbxg cảnh tàn bạo mà nạn nhân phải chịu =))) hãy đặt lòng vị tha đúng người.

User-puey
Автор

với tỉ lệ tội phạm giam hồ ở vn hiện nay nên tăng k nên giảm thấy mấy năm nay tỉ lệ tội phạm ngày càng tăng

fuerstenbergvondedrik
Автор

“Có khoảng 108 quốc gia đã gỡ bỏ án tử hình và câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam vẫn duy trì hình phạt vi phạm vi phạm nhân quyền như thế này?” - Đó là một bình luận tại tờ Straitstimes trong bài xã luận về tình hình gỡ bỏ án tử hình trên thế giới vào ngày 19/10 vừa qua. Đó không phải là lần đầu tiên Việt Nam bị “gợi nhắc” về việc cần phải gỡ bỏ việc thi hành án tử hình để đảm bảo nhân quyền cho phạm nhân. Có những câu hỏi thế này: Vậy những nạn nhân bị thiệt mạng, xâm hại thì nhân quyền nào dành cho họ? Khi những tên tội phạm vẫn còn nhởn nhơ, được sống, thậm chí được dạy nghề, xem phim, đọc báo và luôn có khả năng tái phạm ?
Cuối tháng 5 vừa qua, CNN dẫn chứng việc Việt Nam thi hành án tử hình với các phạm nhân ma túy, giết người, xâm hại trẻ em (có trường hợp Võ Nguyễn Quỳnh Trang…) là một hành động vi phạm nhân quyền. Thậm chí, các tổ chức nhân quyền còn bình luận rằng việc “thi hành án tử hình” giống như “hành quyết người dân”. Nhưng khi được hỏi về việc tại sao Singapore, Indonesia vẫn thi hành án tử như Việt Nam với các tội danh gần như tượng tự mà không bị lên án, thì những tổ chức này lại lảng tránh.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia duy trì hình phạt tử hình với các tội trạng liên quan đến hiếp dâm, xâm hại trẻ em. Rõ ràng xã hội Việt Nam lên án rất mạnh các hành vi liên quan đến hai tội danh này và nhất thống cho rằng nên loại bỏ các tội phạm này ra khỏi xã hội. Đây không phải là câu chuyện về “nhân quyền” mà là câu chuyện về răn đe, và loại trừ cái xấu ra khỏi xã hội.
Gỡ bỏ án tử hình luôn là một câu chuyện tranh cãi ở khắp các diễn đàn luật pháp, nơi nghiên cứu học thuật và nghị trường. Ngay tại các quốc gia phương Tây, vẫn đang có quá nhiều tranh cãi về việc có nên khôi phục án tử hình hay không.
Nhưng có một vấn đề rõ ràng ở đây, là mỗi quốc gia có một nền tảng pháp luật, hình thái xã hội, cấu thành lịch sử… khác nhau. Ví dụ như là Thái Lan hợp pháp hóa cần sa, Campuchia cho phép cờ bạc đâu có nghĩa là Việt Nam cũng cần phải học theo. Tương tự, tại phương Tây việc gỡ bỏ án tử hình được đa số người dân quyết định thì cũng nên tôn trọng việc những người dân Việt Nam có đồng ý gỡ bỏ án từ hình hay không.
Việc đại đa số người dân đồng thuận hay phản đối duy trì án tử hình cũng là một khía cạnh nhân quyền. Việc áp đặt một quốc gia “phải” làm như một quốc gia khác bất chấp dư luận, bất chấp tính đúng sai và sự phù hợp với xã hội mới là vi phạm nhân quyền.

maonguyen
Автор

Mình thấy bỏ án tử hình cũng đúng và thay bằng án ở tù vĩnh viễn khoảng vài trăm năm chẳng hạn.

assassindarkness
Автор

Phải giữ nguyên mới có tính răn đe, để lại nuôi những loại phạm những trọng tội quá dã man. Khéo ra tù còn tái phạm khủng khiếp hơn thế, cũng như để lại tốn tiền nhà nước. Nên là phải giữ, chứ bây giờ mình mà bỏ thì có mà loạn hết cả lên

overgame
Автор

thiết nghĩ là đôi khi hình phạt này nó vẫn chưa xử lý triệt để hậu quả mà tội ác gây ra nó chỉ đơn giản là loại trừ mối nguy cho xã hội thôi

palmann
Автор

VN bỏ tủ hình thì chuyển sang chung thân vĩnh viễn có giảm tù thì cũng 40 năm và tăng số năm tù cho các phạm nhân. Sớm muộn gì VN chả bỏ tử hình vì hiện nay VN đang tham gia một số tổ chức nhân quyền thế giới và có vị trí cao trong tổ chức.

cautvofficial
Автор

7:39 Cụ thể, nếu bãi bỏ tử hình, thì hình phạt mà các tội phạm này phải chịu, đó chính là chung thân. So với cái chết, vì tội phạm bị tước quyền tự do và cả đời phải sống trong tù, có lẽ còn đau khổ hơn, thà đau một lần rồi thôi. Do đó, việc chấp hành hình phạt tử hình sẽ bớt phần hành hạ người phạm tội.

giaptheson
Автор

Tham nhung Phai tu hinh o can khac phuc moi RAN DE hieu qua

langnguyen
Автор

No giet nguoi phai tu hinh no chu.neu khong se khong lam guong duoc

VuHoang-ud
Автор

Tôi phạm lãnh án tử hình đầy không thể nói là nhân quyền duoc mà phải có an này thì mới đủ rắn đe lập lại trật tự kỷ cương chi xã hội do là việc làm cần thiet

ThoLe-sjnq
Автор

Tham nhũng gây ra thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng mà chỉ bị tù 10 mấy năm thì quá nhẹ rồi

phuongnhithachthi
Автор

Ad làm về vụ án oan Tăng Minh Phụng đi.

huy
Автор

Chung thân mà đau đớn dày vò hơn tử hình vậy sao gọi tử hình là mức hình phạt cao nhất nhỉ

trieunguyendinh
Автор

Cử bảo tử hình phải nhân đạo ko thể nhân đạo vì nhiều đối tượng giết người man rợ thì phải tử hình man rợ với những tên đó để cho nó biết như thế nào

thanhtungnguyen