filmov
tv
Hà Nội, Berlin thương lượng trả Trịnh Xuân Thanh về Đức (VOA)
Показать описание
#VOATIENGVIET
Nhật báo TAZ của Đức cho biết các quan chức chính phủ của Việt Nam đã gặp các quan chức của Đức tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin hôm 1/11 để bàn thảo việc trả lại cựu quan chức ngành dầu khí đã bị Hà Nội kết 2 án chung thân hồi đầu năm nay cho phía Đức.
Vào tháng 9 năm ngoái, Đức đã tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sau khi Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin ngày 23/7/2017 nhưng Hà Nội nói rằng ông Thanh tự về đầu thú.
Trước khi bị bắt cóc, ông Thanh đang xin tị nạn tại Đức. Sau khi “trở về đầu thú”, ông Thanh bị đưa ra tòa xử và bị tuyên hai án tù chung thân cho tội danh tham ô và quản lý kém gây thất thoát tài sản nhà nước. Ông Thanh bị cho là làm thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng trong thời gian làm chủ tịch PVC, một công ty của tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Đức đã yêu cầu Việt Nam trao trả lại ông Thanh sau vụ bắt cóc mà Đức nói là vi phạm luật pháp nước này.
Theo nguồn tin từ phía Việt Nam mà TAZ có được, vấn đề trả ông Thanh trở lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội.
“Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Nhưng các quan chức cao cấp về nội vụ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá,” nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho TAZ biết.
Vẫn theo nguồn tin này, những người ngăn chặn bao gồm những người có liên quan đến vụ bắt cóc và cho rằng Đức đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với họ.
Theo Tổng Công tố viện Liên bang Đức, ông Thanh gần như chắc chắn bị đưa ra khỏi khu vực Schengen của liên minh châu Âu bởi một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Điều này cũng đang làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia căng thẳng khi Slovakia yêu cầu Hà Nội giải thích liệu họ có bị phía Việt Nam lợi dụng để tiến hành vụ bắt cóc hay không.
Việt Nam hiện đang theo đuổi hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, trong đó Đức và Slovakia là những thành viên. Hiệp định này được cho là sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 3,2 tỷ USD vào năm 2020 và khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2030.
Hôm 17/10, Ủy ban châu Âu ở Brussels đã phê duyệt hiệp định này. Nhưng để hiệp định được chính thức thông qua, cần phải có sự phê chuẩn của các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu.
Nhật báo TAZ của Đức cho biết các quan chức chính phủ của Việt Nam đã gặp các quan chức của Đức tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin hôm 1/11 để bàn thảo việc trả lại cựu quan chức ngành dầu khí đã bị Hà Nội kết 2 án chung thân hồi đầu năm nay cho phía Đức.
Vào tháng 9 năm ngoái, Đức đã tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sau khi Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin ngày 23/7/2017 nhưng Hà Nội nói rằng ông Thanh tự về đầu thú.
Trước khi bị bắt cóc, ông Thanh đang xin tị nạn tại Đức. Sau khi “trở về đầu thú”, ông Thanh bị đưa ra tòa xử và bị tuyên hai án tù chung thân cho tội danh tham ô và quản lý kém gây thất thoát tài sản nhà nước. Ông Thanh bị cho là làm thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng trong thời gian làm chủ tịch PVC, một công ty của tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Đức đã yêu cầu Việt Nam trao trả lại ông Thanh sau vụ bắt cóc mà Đức nói là vi phạm luật pháp nước này.
Theo nguồn tin từ phía Việt Nam mà TAZ có được, vấn đề trả ông Thanh trở lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội.
“Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Nhưng các quan chức cao cấp về nội vụ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá,” nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho TAZ biết.
Vẫn theo nguồn tin này, những người ngăn chặn bao gồm những người có liên quan đến vụ bắt cóc và cho rằng Đức đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với họ.
Theo Tổng Công tố viện Liên bang Đức, ông Thanh gần như chắc chắn bị đưa ra khỏi khu vực Schengen của liên minh châu Âu bởi một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Điều này cũng đang làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia căng thẳng khi Slovakia yêu cầu Hà Nội giải thích liệu họ có bị phía Việt Nam lợi dụng để tiến hành vụ bắt cóc hay không.
Việt Nam hiện đang theo đuổi hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, trong đó Đức và Slovakia là những thành viên. Hiệp định này được cho là sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 3,2 tỷ USD vào năm 2020 và khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2030.
Hôm 17/10, Ủy ban châu Âu ở Brussels đã phê duyệt hiệp định này. Nhưng để hiệp định được chính thức thông qua, cần phải có sự phê chuẩn của các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu.
Комментарии