Khúc Ca Huyền Bí - Ít người Nghe : ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH - Nhạc: Phạm Duy |Collection Channel

preview_player
Показать описание
Khúc Ca Huyền Bí : ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH -
*Thơ Minh Đức Hoài Trinh, Nhạc: Phạm Duy
*Thể hiện : Ca sĩ Thúy Hà
*Kênh Thúy Hà Collection Channel
✨ ​🇩​ướ​🇮​ đâ​🇾​ ​🇱​à 2️⃣ ​🇱​​🇮​​🇳​​🇰​​🇸​ ​🇳​​🇭​ạ​🇨​ ​🇨​ũ​🇳​​🇬​ ​🇭​​🇺​​🇾​ề​🇳​ ​🇧​í ​🇰​​🇭​ô​🇳​​🇬​ ​🇰​é​🇲​ ​🇩​​🇴​ ​🇹​​🇭​ú​🇾​ ​🇭​à ​🇹​​🇭​ể ​🇭​​🇮​ệ​🇳​ ⦂ Mời quý vị thưởng thức .
------- 𝕶𝖍ú𝖈 𝕮𝖆 𝕳𝖚𝖞ề𝖓 𝕭í : ĐỪ𝕹𝕲 𝕭Ỏ 𝕰𝕸 𝕸Ộ𝕿 𝕸Ì𝕹𝕳
Một số nhà nghiên cứu cho rằng một trong những tính chất nổi bật của nhạc Việt là êm đềm, trữ tình. Tuy nhiên, trong số những ca khúc nhạc Việt và nhạc ngoại lời Việt sống mãi với thời gian vẫn có những tác phẩm khiến người nghe… lạnh gáy.
Có thể nói ca khúc Đừng bỏ em một mình (thơ Minh Đức Hoài Trinh, Phạm Duy phổ nhạc) xứng đáng được bầu chọn là ca khúc “lạnh người” nhất cả về phần lời lẫn phần phối âm...
Và rồi lời hát nghẹn ngào, u uất vang lên: “Đừng bỏ em một mình. Đừng bỏ em một mình. Trời lạnh quá. Trời lạnh quá. Sao đành bỏ em một mình...?... Lời nào đó, lời nào đó. Tiếng ân tình hay tiếng cầu kinh? Nhạc nào đó, nhạc nào đó. Nhạc gọi người hay nhạc gọi hồn?... Đừng lặng thinh. Đừng lặng thinh. Với tiếng chày tiếng búa nện đinh...”.

Quả thật, xét trong những ca khúc đã được xuất bản ở Việt Nam thì chưa có bài hát nào chứa đựng những ca từ “lạnh gáy” như: Nhạc gọi hồn, tiếng chày tiếng búa nện đinh, côn trùng rúc rỉa thân mình... Xuyên suốt nội dung là lời của một cô gái trẻ vừa mới lìa đời. Từ lúc nằm trong quan tài nghe tiếng chày, tiếng búa đóng nắp hòm, tiếng cầu kinh và mùi hương khói chung quanh, rồi đường ra nghĩa trang gập ghềnh, hạ huyệt, và theo thời gian cỏ dại phủ lên nấm mồ trinh nữ... Ước mong mãnh liệt của “hồn trinh nữ” là van nài những người còn sống đừng bỏ cô lại trong nỗi cô đơn, cô không muốn xác thịt của mình bị côn trùng rúc rỉa và nhất là không muốn mình bị quên lãng trong ký ức của mọi người.
Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Diệu Trinh (1930 - 2017), vốn là một tiểu thư xứ Huế, thuộc dòng tộc quan lại (cha bà là Tổng đốc tỉnh Quảng Nam). Năm 17 tuổi (1947) nàng ra Thanh Hóa để vào chiến khu kháng Pháp. Phạm Duy đã viết về nàng một đoạn trong hồi ký như sau: “Tôi bấy giờ đang là quân nhân… bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con… ai cũng đều mê mẩn cô bé này. Phạm Ngọc Thạch từ trung ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam Bộ, khi ghé qua Thanh Hóa, cũng phải tới Trường Văn hóa xem mặt Hoài Trinh… Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ…” (Phạm Duy gặp cô lần đầu khi theo gánh hát lưu diễn ở Huế, lần thứ hai trong chiến khu và lần thứ ba ở Pháp. Ông phổ nhạc cho Hoài Trinh 2 bài thơ, bài kia là Kiếp nào có yêu nhau - NV).
Ca khúc cũng đã xuất hiện trong bộ phim Con ma nhà họ Hứa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa vào năm 1974
( Nội dung : trích báo Thanh Niên)

************************
Lời Bài hát :
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Ðường về nghĩa trang mông mênh
Ðừng bỏ em
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Ðường về nghĩa trang lênh đênh
Ðừng bỏ em
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Cùng một lũ
Cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Một mồ trinh, một mồ trinh
Chênh vênh chờ cỏ xanh
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Vài ngàn đời sau nữa
Vài ngàn đời sau nữa
Vài ngàn đời sau nữa
Ai mái tóc còn xanh ?
#thuyha #nhactrutinh #giongcadedoi #thuyhacollection
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

✨ 🇩​ướ​🇮​ đâ​🇾​ ​🇱​à 2 ​🇱​​🇮​​🇳​​🇰​​🇸​ ​🇳​​🇭​ạ​🇨​ ​🇨​ũ​🇳​​🇬​ ​🇭​​🇺​​🇾​ề​🇳​ ​🇧​í ​🇰​​🇭​ô​🇳​​🇬​ ​🇰​é​🇲​ ​🇩​​🇴​ ​🇹​​🇭​ú​🇾​ ​🇭​à ​🇹​​🇭​ể ​🇭​​🇮​ệ​🇳​ ⦂ Mời quý vị thưởng thức .
𝕶𝖍ú𝖈 𝕮𝖆 𝕳𝖚𝖞ề𝖓 𝕭í : ĐỪ𝕹𝕲 𝕭Ỏ 𝕰𝕸 𝕸Ộ𝕿 𝕸Ì𝕹𝕳
Một số nhà nghiên cứu cho rằng một trong những tính chất nổi bật của nhạc Việt là êm đềm, trữ tình. Tuy nhiên, trong số những ca khúc nhạc Việt và nhạc ngoại lời Việt sống mãi với thời gian vẫn có những tác phẩm khiến người nghe… lạnh gáy.
Có thể nói ca khúc Đừng bỏ em một mình (thơ Minh Đức Hoài Trinh, Phạm Duy phổ nhạc) xứng đáng được bầu chọn là ca khúc “lạnh người” nhất cả về phần lời lẫn phần phối âm...
Và rồi lời hát nghẹn ngào, u uất vang lên: “Đừng bỏ em một mình. Đừng bỏ em một mình. Trời lạnh quá. Trời lạnh quá. Sao đành bỏ em một mình...?... Lời nào đó, lời nào đó. Tiếng ân tình hay tiếng cầu kinh? Nhạc nào đó, nhạc nào đó. Nhạc gọi người hay nhạc gọi hồn?... Đừng lặng thinh. Đừng lặng thinh. Với tiếng chày tiếng búa nện đinh...”.

Quả thật, xét trong những ca khúc đã được xuất bản ở Việt Nam thì chưa có bài hát nào chứa đựng những ca từ “lạnh gáy” như: Nhạc gọi hồn, tiếng chày tiếng búa nện đinh, côn trùng rúc rỉa thân mình... Xuyên suốt nội dung là lời của một cô gái trẻ vừa mới lìa đời. Từ lúc nằm trong quan tài nghe tiếng chày, tiếng búa đóng nắp hòm, tiếng cầu kinh và mùi hương khói chung quanh, rồi đường ra nghĩa trang gập ghềnh, hạ huyệt, và theo thời gian cỏ dại phủ lên nấm mồ trinh nữ... Ước mong mãnh liệt của “hồn trinh nữ” là van nài những người còn sống đừng bỏ cô lại trong nỗi cô đơn, cô không muốn xác thịt của mình bị côn trùng rúc rỉa và nhất là không muốn mình bị quên lãng trong ký ức của mọi người.
Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Diệu Trinh (1930 - 2017), vốn là một tiểu thư xứ Huế, thuộc dòng tộc quan lại (cha bà là Tổng đốc tỉnh Quảng Nam). Năm 17 tuổi (1947) nàng ra Thanh Hóa để vào chiến khu kháng Pháp. Phạm Duy đã viết về nàng một đoạn trong hồi ký như sau: “Tôi bấy giờ đang là quân nhân… bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con… ai cũng đều mê mẩn cô bé này. Phạm Ngọc Thạch từ trung ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam Bộ, khi ghé qua Thanh Hóa, cũng phải tới Trường Văn hóa xem mặt Hoài Trinh… Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ…” (Phạm Duy gặp cô lần đầu khi theo gánh hát lưu diễn ở Huế, lần thứ hai trong chiến khu và lần thứ ba ở Pháp. Ông phổ nhạc cho Hoài Trinh 2 bài thơ, bài kia là Kiếp nào có yêu nhau - NV).
Ca khúc cũng đã xuất hiện trong bộ phim Con ma nhà họ Hứa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa vào năm 1974
( Nội dung : trích báo Thanh Niên)


Lời Bài hát :
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Ðường về nghĩa trang mông mênh
Ðừng bỏ em
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Ðường về nghĩa trang lênh đênh
Ðừng bỏ em
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Cùng một lũ
Cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Một mồ trinh, một mồ trinh
Chênh vênh chờ cỏ xanh
Ðừng bỏ em một mình
Ðừng bỏ em một mình
Vài ngàn đời sau nữa
Vài ngàn đời sau nữa
Vài ngàn đời sau nữa
Ai mái tóc còn xanh ?

ThuyHa
Автор

Tuyệt vời nhất chỉ có tiếng hát TH ❤ ngọt ngào sâu lắng ❤

DiệpLâm-cw
Автор

Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Diệu Trinh (1930 - 2017), vốn là một tiểu thư xứ Huế, thuộc dòng tộc quan lại (cha bà là Tổng đốc tỉnh Quảng Nam). Năm 17 tuổi (1947) nàng ra Thanh Hóa để vào chiến khu kháng Pháp. Phạm Duy đã viết về nàng một đoạn trong hồi ký như sau: “Tôi bấy giờ đang là quân nhân… bỗng gặp lại Minh Đức Hoài Trinh lúc đó được mười bảy tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến. Nàng còn đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ tướng Tư lệnh Nguyễn Sơn cho tới các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con… ai cũng đều mê mẩn cô bé này. Phạm Ngọc Thạch từ trung ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam Bộ, khi ghé qua Thanh Hóa, cũng phải tới Trường Văn hóa xem mặt Hoài Trinh… Năm 1954, tôi gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi tôi tới Paris ở khoảng hai năm. Nàng đã rời Việt Nam, đang sống với một người em trai trong một căn phòng nhỏ hẹp. Ba lần gặp nhau là rất hy hữu, tôi bèn giao lưu với nàng và soạn được hai bài ca bất hủ…” (Phạm Duy gặp cô lần đầu khi theo gánh hát lưu diễn ở Huế, lần thứ hai trong chiến khu và lần thứ ba ở Pháp. Ông phổ nhạc cho Hoài Trinh 2 bài thơ, bài kia là Kiếp nào có yêu nhau - NV).
Ca khúc cũng đã xuất hiện trong bộ phim Con ma nhà họ Hứa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa vào năm 1974

kieunao
Автор

Hay lắm luôn chi gái oi mv đẹp lắm chi nè e thích ngắm chị mặc ao dai ngày cuối tuần vui ve chi nhé

Hoasenhongsongca
Автор

Thúy Hà ngày càng xinh đẹp hơn xưa rất nhiều, hát hay và điêu luyện hơn xưa cũng nhiều, áo dài và mái tóc đẹp, hi e gái

liemnguyen
Автор

Tiếng hát em mãi yêu❤ em chúc Chị luôn nhiều sức khỏe và hát nhiều ca khúc nữa ạ❤😊

Ngocdozyx
Автор

Thuy Ha hát rất hay trên cả tuyệt vời

xinhnguyenthi
Автор

Rất hay rất đẳng cấp, một bài hát cổ xưa mà bây giờ rất hiếm ca sĩ hát

nghiavutuan
Автор

Từ nào tới thời điểm nay chỉ cs thúy hà lầ ca đỉnh nhất cũng bài vạn lối sầu cũng nhât ko ai qua cs th

nhitrinh-sgew
Автор

Quá hay quá xuất sắc lắm ca sĩ Thúy Hà ơi

HaHung-nyqd
Автор

Sắng mở nhạc nge cs thúy hà ca thánh thót ma mị nó sao thít

nhitrinh-sgew
Автор

❤hay qua nen khong ai danh bo em mot minh dau nhe, chuc mung em

stanleynguyen
Автор

Đừng Bỏ Em Một Mình
Khương Đại phát ngôn :
Người bạn trẻ có muốn con đại bàng mỏi cánh này cất tiếng hát
Con gái rượu Thúy Hà cầm trịch đấy
Nó buồn thì làm sao ta hát được
Thúy Hà đã nói lên : Đừng bỏ Em Một Mình
Lắng nghe và giải trình nhé !!

TaiBui-kk
Автор

hay lam ca khuc nay hoang oanh hat tren xuat sac

LinhTran-cosn
Автор

Ngày trước, Thái Hiền được cha là Phạm Duy dìu dắt, nên Thái Hiền ca rất hay... Cho đến hôm nay, Thúy Hà thực hiện rất ấn tượng với cá nhân tôi....!

quangphatlam