Quốc Hội xôn xao vì tranh luận: 'Đã ly hôn còn bắt buộc chăm sóc cha mẹ, gì mà kỳ cục vậy?'

preview_player
Показать описание
#thoisuthanhnien #tinnongthanhnien #phongsuthanhnien
Chiều 14.6.2022, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV thảo luận tại hội trường, cho ý kiến lần đầu về dự thảo luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo dự thảo, luật này quy định các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình…
Trong đó, bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục đối với thành viên khác trong gia đình.
Luật cũng đưa ra các hành vi bạo lực gia đình như: hành hạ, ngược đãi đánh đập. Trong đó có hành vi: “bỏ mặc không quan tâm, không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ”. Đáng chú ý, quy định này áp dụng với cả người đã ly hôn.
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, quy định này chắc chắn không phù hợp. “Vợ chồng ly hôn rồi lại bắt buộc phải chăm sóc cha mẹ, anh, chị, em ruột người đã ly hôn là rất không hợp lý. Đã ly hôn rồi mà bắt buộc gì mà kỳ cục vậy”, đại biểu Hòa nói.
Một vấn đề khác là quy định ở cơ sở phải có trại tạm giữ cho người bạo lực cũng không thực tế. “Nếu đẻ ra cơ sở này thì không khéo ở xã có trại tạm giữ cho người bạo lực. Theo tôi, nếu người bạo lực có mức án hình sự thì công an xã họ bắt giữ, còn chưa đến mức vi phạm bạo lực thì công an xã mời về trụ sở tạm giữ theo quy định. Sau đó giáo dục rồi cho gia đình bảo lãnh cho về. Còn quy định có nơi tạm giữ ở cơ sở thì không hợp lý, không khéo vi phạm nhân quyền”, đại biểu đoàn Đồng Tháp lưu ý.
Đối với quy định, hàng năm chủ tịch UBND các cấp phải tổ chức đối thoại với người bị bạo lực và người bạo lực theo đại biểu Hòa cũng không khả thi. Việc này chỉ nên giao cho chủ tịch cấp xã.
Về quy định bạo lực gia đình có cả hành vi cưỡng ép nghe âm thanh, đại biểu Hòa bày tỏ quan điểm: “Đài phát thanh có giờ có giấc, còn đài phát thanh gia đình thì không giờ không giấc, thậm chí nữa đêm cũng phát thanh. Tôi nghĩ đưa vào như vậy, khi thực hiện có phải hành vi bạo lực tinh thần về mặt gia đình không. Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu”.
--------
Đăng kí theo dõi kênh để xem những tin tức mới nhất:

Tin tức báo Thanh Niên - Đọc tin mới online - tin nhanh - tin 24h - thời sự
Kênh YouTube chính thức của Báo Thanh Niên. Đăng kí theo dõi kênh để xem những tin tức mới nhất:

268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Q.3, TP HCM
ĐT: (+84.8) 39302302
Fax: (+84.8) 39309939
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

👉 Đại biểu phát biểu khiến Quốc Hội sôi động: "Phụ nữ có lúc quên sức mạnh lớn nhất là sự dịu dàng"
👉 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Cả thế giới chỉ có Việt Nam "liên doanh liên kết" trong bệnh viện công
👉 Đại biểu quốc hội trăn trở: "Có những đơn thuốc đắt đỏ khiến bệnh nhân bỏ bệnh viện ra về"
👉 Đại biểu khẩn thiết xin Quốc hội cứu cả ngành y tế sau "cơn bão Việt Á"

thanhnientvnews
Автор

Quá hay tranh luận ko cần giấy bút, tuy có vài chỗ lắp nhưng chú nói rất thẳng thắng, đúng đắn, trọng tâm, ví dụ dễ hiểu hợp lý. Theo mình thì đồng tình với qua điểm của chú. Rất cảm ơn chú

thaomaroon
Автор

Toi cung ung ho y kien nay qua thuc te

myhanh-fobm
Автор

đã ly hôn thì đâu có liên quan gì đến cha mẹ và anh em ruột không hợp lý

vanquocnguyen
Автор

Đã ly hôn kg bao giờ phải chăm người nhà chồng

toanlethi
Автор

Qua hay luôn chú ơi li hôn rồi cần gì mà chăm sóc gd chồng nữa

TuyenLe-tpfk
Автор

Y kien hay dung thuc te cuoc song thoi nay

anhhunglam
Автор

Gia đình ko bảo lãnh thì cho ở lại luôn đc k ta

inhtuan