filmov
tv
Hiệu quả từ mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn
Показать описание
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn mới lạ của chàng trai trẻ
Tại những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, người ta gần như không phải bỏ đi thứ gì, ngược lại còn bắt rác thải 'đẻ' ra tiền. Chàng trai trẻ kiếm trăm triệu đồng với mô hình nông nghiệp tuần hoàn mới lạ.
Nông nghiệp tuần hoàn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thực tế chính là tận dụng những thứ tưởng như bỏ đi phế phẩm nông nghiệp để làm thành phân bón, thức ăn chăn nuôi. Chàng trai Quảng Ngãi đã không ngừng sáng tạo để tìm ra mô hình nông nghiệp độc đáo với cách thức trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ khiến nhiều người thán phục.
Anh Phạm Hùng Cường (sinh năm 1989, sống ở xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) từng tốt nghiệp ngành xây dựng và có nhiều năm làm công tác địa chính tại địa phương. Năm 2015, xã Tịnh Hiệp hợp nhất các hợp tác xã trên địa bàn thành một hợp tác xã mới, anh Cường được chuyển sang quản lý hợp tác xã.
Mô hình "tuần hoàn" mới lạ
Năm 2015, khi bắt tay làm nông nghiệp, anh Cường cũng thực hiện theo phương thức truyền thống như các hộ nông dân khác tại địa phương. Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về những mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh quyết định thay đổi. Trên diện tích 5000 m2 trồng măng tây, anh dùng dung dịch ớt - tỏi - gừng và men vi sinh để hạn chế sâu bệnh.
Thuốc hóa học giá rẻ và diệt sâu rất nhanh, phun một lần là xong. Còn sử dụng dung dịch hữu cơ phải mất 7 ngày liên tiếp mới khiến sâu bệnh yếu rồi từ từ chết. Phương pháp này đòi hỏi phải kiên trì.
Anh nông dân rong ruổi đi...xin rác
Lượng phân thỏ không thể đủ để bón cho toàn bộ măng tây. Khi anh Cường tăng diện tích trồng măng tây sẽ cần nguồn phân hữu cơ lớn hơn.
Trong quá trình đi giao thỏ cho các nhà hàng, anh nhận thấy lượng rác hữu cơ từ rau, củ bị bỏ đi rất nhiều, nên ngỏ ý mua lại từ các nhà hàng. Ban đầu, ai cũng ngạc nhiên, thậm chí không hiểu anh đi xin rác về làm gì.
Anh Cường nghĩ ra cách, đổi rác - lấy rau để khéo léo nhờ các nhà hàng phân loại rác. Ngoài ra, người nông dân này cũng các cửa hàng bán nước ép, sinh tố và áp dụng cách thức tương tự để xin phần bã trái cây, rau củ mang về.
Sau khi đem về, rác được trộn với men vi sinh rồi ủ thành phân hữu cơ. Anh Cường dùng chuối, mắt trái dứa, sữa chua, mật rỉ đường (chất thay thế đường)... để sản xuất men vi sinh giúp nhanh chóng phân hủy rác. Loại bã rau củ, trái cây phân hủy rất nhanh và có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên rất tốt cho sự phát triển của măng tây.
Tại những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, người ta gần như không phải bỏ đi thứ gì, ngược lại còn bắt rác thải 'đẻ' ra tiền. Chàng trai trẻ kiếm trăm triệu đồng với mô hình nông nghiệp tuần hoàn mới lạ.
Nông nghiệp tuần hoàn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thực tế chính là tận dụng những thứ tưởng như bỏ đi phế phẩm nông nghiệp để làm thành phân bón, thức ăn chăn nuôi. Chàng trai Quảng Ngãi đã không ngừng sáng tạo để tìm ra mô hình nông nghiệp độc đáo với cách thức trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ khiến nhiều người thán phục.
Anh Phạm Hùng Cường (sinh năm 1989, sống ở xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) từng tốt nghiệp ngành xây dựng và có nhiều năm làm công tác địa chính tại địa phương. Năm 2015, xã Tịnh Hiệp hợp nhất các hợp tác xã trên địa bàn thành một hợp tác xã mới, anh Cường được chuyển sang quản lý hợp tác xã.
Mô hình "tuần hoàn" mới lạ
Năm 2015, khi bắt tay làm nông nghiệp, anh Cường cũng thực hiện theo phương thức truyền thống như các hộ nông dân khác tại địa phương. Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về những mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh quyết định thay đổi. Trên diện tích 5000 m2 trồng măng tây, anh dùng dung dịch ớt - tỏi - gừng và men vi sinh để hạn chế sâu bệnh.
Thuốc hóa học giá rẻ và diệt sâu rất nhanh, phun một lần là xong. Còn sử dụng dung dịch hữu cơ phải mất 7 ngày liên tiếp mới khiến sâu bệnh yếu rồi từ từ chết. Phương pháp này đòi hỏi phải kiên trì.
Anh nông dân rong ruổi đi...xin rác
Lượng phân thỏ không thể đủ để bón cho toàn bộ măng tây. Khi anh Cường tăng diện tích trồng măng tây sẽ cần nguồn phân hữu cơ lớn hơn.
Trong quá trình đi giao thỏ cho các nhà hàng, anh nhận thấy lượng rác hữu cơ từ rau, củ bị bỏ đi rất nhiều, nên ngỏ ý mua lại từ các nhà hàng. Ban đầu, ai cũng ngạc nhiên, thậm chí không hiểu anh đi xin rác về làm gì.
Anh Cường nghĩ ra cách, đổi rác - lấy rau để khéo léo nhờ các nhà hàng phân loại rác. Ngoài ra, người nông dân này cũng các cửa hàng bán nước ép, sinh tố và áp dụng cách thức tương tự để xin phần bã trái cây, rau củ mang về.
Sau khi đem về, rác được trộn với men vi sinh rồi ủ thành phân hữu cơ. Anh Cường dùng chuối, mắt trái dứa, sữa chua, mật rỉ đường (chất thay thế đường)... để sản xuất men vi sinh giúp nhanh chóng phân hủy rác. Loại bã rau củ, trái cây phân hủy rất nhanh và có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên rất tốt cho sự phát triển của măng tây.