NGÂN HÀNG NÀO BAO PHỦ NỢ XẤU TỐT NHẤT? Nợ xấu ngân hàng Phần 2

preview_player
Показать описание
Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, chất lượng tài sản các ngân hàng đã có dấu hiệu suy giảm nhẹ. Nợ xấu nội bảng của các ngân hàng trong năm tính đến tháng 9 lên tới gần 129,8 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với đầu năm. Trong tổng số đó, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 62,5% lên 72,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,8% tổng nợ xấu, tăng 11,8% so với tháng 1.
Dư nợ tái cơ cấu do COVID-19 tiếp tục xu hướng giảm kể từ cuối Q3/2021. Một phần dư nợ tái cơ cấu chỉ còn chiếm 0,4% dư nợ cho vay, được chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 2-5 sau khi kết thúc thời hạn tái cơ cấu theo thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hạn vào 30/6/2022.
Điều này khiến tỷ lệ nợ nhóm 2 và tỷ lệ nợ xấu (NPL) gia tăng trong Q3/2022, vì vậy, nhiều ngân hàng đã mạnh tay tăng quỹ dự phòng rủi ro cho vay để sẵn sàng đối mặt với những bất ổn trong tương lai.
Đa phần tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của các ngân hàng đã giảm dần trong 9 tháng 2022, nhóm NHTM Nhà nước có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất, đạt 279,3%.
Tỷ lệ LLR cao cho thấy ngân hàng sẵn sàng sử dụng các khoản dự phòng để xóa nợ cho các khoản nợ không trả được. Đây là một tấm đệm vững chắc cho những cú sốc có thể xảy ra trong tương lai. Lợi nhuận của các ngân hàng đã tăng tỷ lệ LLR lên hơn 100% sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi tất cả các khoản nợ xấu của họ bị vỡ nợ.
Vậy tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì, được tính như thế nào, nợ xấu thực tế các ngân hàng và rủi ro nợ xấu 2023 ra sao, mời quý vị xem phân tích ngay sau đây.
#debt #noxau #nganhang
---
#TaiChinhKinhDoanh
----
#TOPI - Đầu tư thông minh- Tài chính thịnh vượng
---
- Chương trình cung cấp cho người học một nền tảng kiến thức căn bản và toàn diện về khả năng đọc từng thông tin trên báo cáo tài chính, đồng thời giải thích tại sao lại trình bày thông tin đó trên BCTC. Chương trình cũng sẽ cung cấp kiến thức và công cụ phân tích các chỉ số tài chính theo chuẩn quốc tế trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam.
---
- CGBA: Phân tích tài chính và kinh doanh toàn cầu (Certified Global Business Analyst) là chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư lớn trên thế giới, với sự kết hợp đặc biệt giữa phân tích tài chính và phân tích kinh doanh chiến lược nhằm giúp cho học viên được trang bị phương pháp phân tích toàn diện khi đánh giá một doanh nghiệp và một ngành kinh doanh. #phantichtaichinh
---
- Wealth Intelligence phục vụ cho các cá nhân có mong muốn xây dựng cho bản thân mục tiêu đạt tự do tài chính phù hợp và phương pháp để đạt được mục tiêu sớm nhất, và những ai muốn bắt đầu con đường trở thành cố vấn tài chính công chứng chuyên nghiệp.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

📝Phân tích kinh tế vĩ mô ứng dụng trong đầu tư (MAI):
Liên hệ đăng kí:
Hotline/Zalo: 094 238 6611 – 097 140 8689
- Chương trình theo chuẩn phân tích của các quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. MAI phát triển kỹ năng phân tích và khả năng đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để học viên có khả năng dự báo xu hướng tăng trưởng của các thị trường tài chính. #MAI #kinhtevimo #phantichtaichinh

Автор

A Long vừa là chuyên gia phân tích, cũng vừa làm nhiệm vụ của 1 MC rất chuyên nghiệp.!

Phu_LV
Автор

Như vậy thì cuối năm tỷ lệ nợ xấu tăng cao . Thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm. Trong quý 3/4 bất động sản và làm ăn kinh doanh gặp cũng ko ít khó khăn , thì nợ xấu ngân hàng cuối năm nay cũng là một vấn đề. Cảm ơn 2 anh và các cộng sự . Chúc mọi người được nhiều sức khỏe 🌹🌹

hoangvuong
Автор

1. LLR: em thấy nếu hợp lý hơn thì dự phòng nên trừ đi 0.75% dự phòng chung thì bức tranh sẽ rõ hơn, vì 0.75% của nhóm 1 khá lớn.
2. Nếu hữu duyên, xin chương trình chia sẽ góc nhìn mối quan hệ giữa “Số Ngày Lãi Phải Thu” theo thông tư 52/2018/TT-NHNN và nợ xấu ạ! Cá biệt có 1 ngân hàng Số Ngày Phải Thu đến Q3/22 đến 343 ngày mà ko hiểu sao tỷ lệ nợ xấu vẫn chỉ có 1.6%.

thuanhuynhquy
Автор

Cảm ơn hai bạn cách giải thích dễ hiểu cho những ai ko chuyên về TC. Chúc hai bạn và đội ngũ sức khoẻ👍👍👍👍👍

yenbui
Автор

Hy vọng sẽ được nhận nhiều nội dung mới và bổ ích từ các chương trình tới. Xin cảm ơn!

hongtrangvlog
Автор

Cám ơn 2 anh rất nhiều những kiến thức quý báu

duongdatcantho
Автор

Cảm ơn các a đã chia sẻ kiến thức tuyệt vời.

nghiapham
Автор

Dự báo Q1 2023:Tài sản đảm bảo bằng BĐS giảm giá => Nợ xấu ngân hàng tăng => Trích lập dự phòng rủi ro tăng => Lợi nhuận ngân hàng giảm.

bqthai
Автор

Rất mong chờ chương trình đầu tư gì năm 2023, cảm ơn các anh

namvinhhaibanqlda
Автор

Cảm ơn 2 anh ! Nhưng hình như chương trình đã thu ngắn lại rồi, các anh có thể nói kỹ hơn về trích lập dự phòng và các khoản ghi xóa không ạ ?

mr.d
Автор

Cách đây vài năm khi bds được giá. Thì tsđb cho ngân hàng tốt nhất có lẽ là bds. Còn bây giờ ngân hàng nào ôm càng nhiều bds thì càng có nguy cơ bị nợ xấu gia tăng. Vậy theo anh các ngân hàng có giải pháp nào khắc phục tình trạng trên đc ko ạ

Dong_ta_
Автор

âm thanh ko được đều cho lắm, a Long nói nghe nhỏ hơn hẳn so với a Tuấn

hieulam
Автор

Các NH chủ yếu cầm cố bds, chứ cầm cố máy móc, nhà xưởng thì căng lắm, khấu hao cực kỳ khủng mà thanh khoản cực kém .

tuannguyen-cnng
Автор

Những bank có Llr cao nhất vừa rồi cũng là những mã cp có tốc độ tăng nhanh nhất trong nhóm bank, được khối ngoại mua liên tục

tungluu
Автор

Em vẫn đang quan tâm tới việc FED tăng ls, cho dù mức độ tăng ls đã chậm hơn, nhưng vẫn là tăng, và khả năng cao trong năm 2023 sẽ còn tăng nhiều lần nữa. Các chuyên gia cho e hỏi nếu FED vẫn cứ tăng ntn thì liệu VN có còn đủ lực để giữ tỷ giá nữa hay không, và nó tác động đến DN ntn, đến nền kinh tế VN ntn? (Theo em hiểu nợ xấu là hệ quả của những điều trên)

thaihoangan
Автор

PMI là gì, a có thể làm video nói về chủ đề này ko a

HungNguyen-iolq
Автор

Cảm ơn các anh, thắc mắc phần 1 đã được giải đáp

Quangliver
Автор

Mặt bằng ls cho vay tăng nhanh sẽ gây sức ép mạnh lên tỷ lệ nợ xấu quý 1/2023

cuongnguyen-qefd
Автор

Nhìn thị trường bđs cũng phần nào thấy được nợ xấu ngành ngân hàng năm tới.

stainlesssoon