Bài 2. Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí (Phần I). CĐ vật lí trong một số ngành nghề.

preview_player
Показать описание
VẬT LÍ 10 CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
BÀI 2. GIỚI THIỆU CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRONG VẬT LÍ
BÀI 3.GIỚI THIỆU CÁC ỨNG DỤNG CỦA VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI DẤT VÀ BÀU TRỜI
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VẬT LÍ 10 CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
BÀI 2. GIỚI THIỆU CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRONG VẬT LÍ HỌC
Vật lí học thế kỉ 19 có những đóng góp quan trọng trong sự tiễn bộ của khoa học và công nghệ nhờ sự phát triễn của các lĩnh vực nghiên cứu trong vật li. Các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí học là gì? Các nhà khoa học trong các lĩnh vực vật li nghiên cứu như thế nào?
VẬT LÍ THIÊN VĂN VÀ VŨ TRỤ HỌC
Thiên văn học đã có lịch sử hàng ngàn năm, với số lượng lớn những vì sao, những thiên hà đã được quan sát, cho phép con người nghiên cứu về các tiến trình phát triển trong vũ trụ và nhận dạng các mối quan hệ trong những tiến trình đó.
Thời cổ đại, con người đã quan sát bầu trời và xây dựng nên những mô hình đầu tiên của vũ trụ. Từ thế kỉ XVI, việc sáng chế ra kính thiên văn, nổi bật là sáng chế kính thiên văn phản xạ của Newton (Hình 2.2) cùng với nghiên cứu phân tích ánh sáng thành một chuỗi các vạch quang phổ của ông đã đặt nền móng cho quang phổ học, một phương pháp quan trọng để nghiên cứu các thiên thể.
Ngày nay, thiên văn học là một phần của vật li học. Mục tiêu của nó là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ. Bằng lí thuyết và thực nghiệm, các nhà khoa học sẽ cung cấp những thông tin quan trọng nhất về sự hình thành nên vũ trụ của chúng ta.
Lí thuyết Vụ nỗ lớn (Vụ nỗ nguyên thuỷ) là một trong các lí thuyết của vật lí hiện đại về giai đoạn sơ khai của sự hình thành vũ trụ. Theo lí thuyết này thì vũ trụ của chúng ta khởi thuỷ nhỏ, đặc và nóng. Vụ nỗ lớn xảy ra, vũ trụ không ngừng dãn nở. Căn cứ vào các số đo về vận tốc bay của các thiên hà và các chuẩn
tinh, có thể suy ra là vũ trụ đã hình thành cách đây khoảng 14 tỉ năm.
Trong mấy thập kỉ gần đây đã có rất nhiều phát kiến lớn nhờ sử dụng các kính viễn vọng đặt trên mặt đất hoặc trong không gian. Chúng ta có thể quan sát được khoảng cách xa từ 12 tỉ đến 13 tỉ năm ánh sáng, bao quát đến 90% vũ trụ và thu được các sóng ở vùng vô tuyến, các tia vũ trụ để nghiên cứu được các thời kỉ sao bốc cháy, hay sự hình thành của những vì sao mới,... Không chỉ dừng lại ở việc quan sát vũ trụ từ Trái Đất, con người còn ché tạo các con tàu vũ trụ để thám hiểm không gian. Ngày 2/4/1961,
tàu vũ trụ Vostok (Vô-xtốc) (Hình 2.5) chở theo nhà du hành Gagarin (Ga-ga-rin, 1934 — 1968) được phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonour ở Kazakhstan (thuộc Liên Xô trước đây) đã mở
đầu kỉ nguyên chinh phục không gian.
Hãy tìm hiểu trên internet và cho biết một số sự kiện trong khám phá vũ trụ gân đây.
Từ lâu con người đã đặt câu hỏi: Liệu có khả năng tồn tại sự sống ở bên ngoài Trái Đất không? Những khám phá vũ trụ gần đây như ảnh chụp cận cảnh Hoả tinh từ kính viễn vọng không gian cho thấy vết tích bào mòn của nước, tức là có thễ đã từng có sự sống, thế nhưng khảo sát các mẫu đất thu thập từ máy dò của Mỹ đổ bộ xuống Hoả tinh thì chưa thấy dấu vết gì của sự sống.
Vẫn có nhiều luận điểm cho rằng tỏn tại sự sống ở đâu đó. Với số lượng lớn các vì sao trong vũ trụ (khoảng 10” sao) cho phép chúng ta hoàn toàn hi vọng là trên bề mặt rất nhiều hành tinh có thể có điều kiện cho cuộc sống hữu cơ nảy nở. Thiên văn vô tuyến đã từng xác minh là trong không gian giữa các vì sao
có số lượng khổng lồ các chất hữu cơ. Ngay trên Trái Đắt ở những chỗ như miệng núi lửa hay sâu dưới biển, vẫn có những dạng sự sống kì lạ.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Bài này admin làm rất tốt, phát huy nhé

tracy
Автор

VẬT LÍ 10 CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
BÀI 2. GIỚI THIỆU CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TRONG VẬT LÍ
PHẦN I //youtu.be/sLHbkrBRyA8
PHẦN II //youtu.be/sLHbkrBRyA8

VQTGV