filmov
tv
Đường phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn... ở Hong Kong
Показать описание
Đặc khu hành chính Hồng Công, Trung Quốc trong tiếng Quảng Đông là hoeng1 gong2 dak6 bit6 hang4 zing3 keoi1. Là một thành phố có mức độ đô thị hóa cao đặc biệt là khu vực đảo Hồng Kong và bán đảo Cửu Long. Nơi đây cũng sở hữu rất nhiều kỷ lục của thế giới, nhưng có một điều tôi quan tâm hơn đó là những đường phố mang yếu tố Việt Nam ở thành phố này. Thậm chí đã có từ rất lâu và vấn đề này sẽ được đề cập trong video hôm nay.
Để dễ theo dõi, trước tiên chúng ta nói một chút về phân chia Hành Chính của đặc khu này. Nếu bạn nào thấy dài dòng thì có thể tua tới đoạn tiếp theo, tui nghĩ không cần tua đâu nhanh lắm. Hong Kong được chia làm ba khu vực lớn là Tân Giới, Cửu Long và đảo Hong Kong. 3 khu vực này lại được chia thành 18 khu nhỏ hơn hay là 18 quận như sau
Khu Tân Giới gồm 9 quận
Khu Ly Đảo
Khu Quỳ Thanh
Quận Bắc
Khu Tây Cống
Khu Sa Điền
Khu Đại Bộ
Khu Thuyên Loan
Khu Truân Môn
Khu Nguyên Lãng
Bạn nào xem phim Hồng Kong hôn, mấy phim hay nhắc tới Nguyên lãng lắm luôn.
Cửu Long gồm 5 quận
Khu Du Tiêm Vượng
Khu Quan Đường (Kwun Tong)
Khu Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po)
Khu Hoàng Đại Tiên (Wong Tai Sin)
Khu Cửu Long Thành (Kowloon City)
Đảo Hồng Kong gồm 4 quận
Quận Đông (東區)
Quận Nam (南區)
Loan Tử (Wan Chai)
Quận Trung Tây (中西區)
Trong Quận Trung Tây có khu trung hoàn, khá nổi tiếng trong phong trào chiếm lĩnh Trung Hoàn trước đây.
Phần lớn những địa danh Việt Nam ở thành phố này đều tập trung ở khu vực Cửu Long. Bây giờ chúng ta điểm qua nha.
Đầu tiên là đường Hà Nội
Đường Hà Nội là một con đường ngắn ở Tiêm Sa Chủy thuộc quận Du Tiêm Vượng của khu vực Cửu Long. Đường nằm trong một trong những khu phố đông đúc và sôi động nhất ở Hồng Kông. Đường Hà Nội giới hạn bởi đường Mody và đường Carnarvon, tổng chiều dài khoảng 150 mét. Nó được xây dựng vào năm 1892 và thông xe vào năm 1893 trước đây có tên gọi East Road "Đường phía Đông". Đường Phía Đông được đổi tên thành đường Hà Nội vào năm 1908, có tài liệu ghi 1909.
Công trình nổi bật
THE MASTERPIECE tọa lạc trên đường Hà Nội.
đường Hải Phòng
Cách đường Hà Nội không xa là đường Hải Phòng. Đường Hải Phòng dài khoảng 325 mét kéo dài từ đường Nathan tới đường Canton. Đường nằm ngay cạnh phía Nam của công viên Cửu Long. Khi mô tả về con đường này, thời báo Hoa Nam buổi sáng đã nói rằng Đường Hải Phòng là một trong số ít những con đường ở Hồng Kông không được đặt theo tên các thành phố, quận hoặc tỉnh của Trung Quốc hoặc Anh. Thay vào đó, nó được đặt theo tên một cảng phía bắc Việt Nam vào năm 1909. Trong gần một thế kỷ, Đường Hải Phòng chỉ có cỏ mọc um tùm và hầu như không được sử dụng, chỉ phục vụ cho các tiểu đoàn quân đội đóng tại DOANH TRẠI WHITFIELD (hiện nay di tích doanh trại này còn sót lại trong Công viên Cửu Long). Mãi đến những năm 1960, con đường mới bắt đầu nhộn nhịp như ngày nay, với những người đi bộ giữa Đường Nathan và các khu mua sắm lớn mọc lên dọc theo đầu phía Tây của Đường Canton.
Đường Hải Phòng khó quan sát được trên cao bởi một bên là cây cối um tùm, bên còn lại là các tòa nhà cao tầng ở khu Tiêm Sa Chủy. Theo báo trên, Cơn lốc của sự phát triển gần đây của Tsim Sha Tsui bằng cách nào đó đã lưở qua con đường Hải Phòng và nơi vẫn là nơi gợi nhớ một vài điều về quá khứ của Hồng Công.
Đường Sài Gòn.
Đường Sài Gòn cũng là con đường ngang nối với đường Nathan cũng thuộc quận Du Tiêm Vượng của Cửu Long. Mặc dù đông đúc hơn đường Hải Phòng nhưng đây vẫn là con đường nhỏ ở Hồng Công, điểm cuối đường Sài Gòn giao với đường Ferry. Tổng chiều dài khoảng 393 mét. Đường này trước đây có tên là Đệ tam Nhai hay là đường số 3. 1909 đổi tên thành Sài Gòn đến nay. Tên hán việt của đường này là Tây Cống Nhai. Tây Cống lại là tên 1 quận của khu vực Tân Giới, lúc đầu chúng ta đã nói đó. Tuy nhiên nó được đặt tên theo tên của một địa danh ở Việt Nam chứ không phải xuất phát từ Tây Cống Hồng Kong. Trong phiên âm Hán Việt thì Sài Gòn cũng viết thành Tây Cống.
Những đường phố chúng ta vừa kể ít có mối liên hệ với văn hóa Việt Nam, không có nhiều cửa hàng người Việt đây. Vậy thì tại sao đường lại đặt theo những tên này. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 20, hàng chục con phố ở Cửu Long được đổi tên theo các thành phố có quan hệ thương mại chặt chẽ với Hồng Kông. Theo công báo của chính phủ Hồng Công vào ngày 19.03.1909. Như chúng ta thấy đây thì một số tên đường cũ sẽ mang tên mới trong đó có thể kể đến các tên mới là tên các tỉnh, thành phố khác như đường Thái Nguyên, Bắc Kinh, Hán Khẩu, Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn, Nam Kinh, Vân Nam, Quảng Đông, Thượng Hải, Phúc Châu…
“Kowloon” là phiên âm của chữ Hán 九龍 hay “chín con rồng”. Truyền thuyết kể rằng Kowloon được đặt tên vào năm 1278 bởi Tống đế Bính vị vua cuối cùng của triều đại Nam Tống. Đối với sông Cửu Long của Việt Nam cũng mang ý nghĩa là 9 con rồng nhưng đại diện cho chín cửa của dòng sông khi đổ ra biển Đông. Nó không liên quan gì đến địa danh ở Hồng Kong. Số 9 thường là con số phong thủy trong văn hóa Á Đông, xuất hiện trong nhiều mặt của đời sống xã hội.
Để dễ theo dõi, trước tiên chúng ta nói một chút về phân chia Hành Chính của đặc khu này. Nếu bạn nào thấy dài dòng thì có thể tua tới đoạn tiếp theo, tui nghĩ không cần tua đâu nhanh lắm. Hong Kong được chia làm ba khu vực lớn là Tân Giới, Cửu Long và đảo Hong Kong. 3 khu vực này lại được chia thành 18 khu nhỏ hơn hay là 18 quận như sau
Khu Tân Giới gồm 9 quận
Khu Ly Đảo
Khu Quỳ Thanh
Quận Bắc
Khu Tây Cống
Khu Sa Điền
Khu Đại Bộ
Khu Thuyên Loan
Khu Truân Môn
Khu Nguyên Lãng
Bạn nào xem phim Hồng Kong hôn, mấy phim hay nhắc tới Nguyên lãng lắm luôn.
Cửu Long gồm 5 quận
Khu Du Tiêm Vượng
Khu Quan Đường (Kwun Tong)
Khu Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po)
Khu Hoàng Đại Tiên (Wong Tai Sin)
Khu Cửu Long Thành (Kowloon City)
Đảo Hồng Kong gồm 4 quận
Quận Đông (東區)
Quận Nam (南區)
Loan Tử (Wan Chai)
Quận Trung Tây (中西區)
Trong Quận Trung Tây có khu trung hoàn, khá nổi tiếng trong phong trào chiếm lĩnh Trung Hoàn trước đây.
Phần lớn những địa danh Việt Nam ở thành phố này đều tập trung ở khu vực Cửu Long. Bây giờ chúng ta điểm qua nha.
Đầu tiên là đường Hà Nội
Đường Hà Nội là một con đường ngắn ở Tiêm Sa Chủy thuộc quận Du Tiêm Vượng của khu vực Cửu Long. Đường nằm trong một trong những khu phố đông đúc và sôi động nhất ở Hồng Kông. Đường Hà Nội giới hạn bởi đường Mody và đường Carnarvon, tổng chiều dài khoảng 150 mét. Nó được xây dựng vào năm 1892 và thông xe vào năm 1893 trước đây có tên gọi East Road "Đường phía Đông". Đường Phía Đông được đổi tên thành đường Hà Nội vào năm 1908, có tài liệu ghi 1909.
Công trình nổi bật
THE MASTERPIECE tọa lạc trên đường Hà Nội.
đường Hải Phòng
Cách đường Hà Nội không xa là đường Hải Phòng. Đường Hải Phòng dài khoảng 325 mét kéo dài từ đường Nathan tới đường Canton. Đường nằm ngay cạnh phía Nam của công viên Cửu Long. Khi mô tả về con đường này, thời báo Hoa Nam buổi sáng đã nói rằng Đường Hải Phòng là một trong số ít những con đường ở Hồng Kông không được đặt theo tên các thành phố, quận hoặc tỉnh của Trung Quốc hoặc Anh. Thay vào đó, nó được đặt theo tên một cảng phía bắc Việt Nam vào năm 1909. Trong gần một thế kỷ, Đường Hải Phòng chỉ có cỏ mọc um tùm và hầu như không được sử dụng, chỉ phục vụ cho các tiểu đoàn quân đội đóng tại DOANH TRẠI WHITFIELD (hiện nay di tích doanh trại này còn sót lại trong Công viên Cửu Long). Mãi đến những năm 1960, con đường mới bắt đầu nhộn nhịp như ngày nay, với những người đi bộ giữa Đường Nathan và các khu mua sắm lớn mọc lên dọc theo đầu phía Tây của Đường Canton.
Đường Hải Phòng khó quan sát được trên cao bởi một bên là cây cối um tùm, bên còn lại là các tòa nhà cao tầng ở khu Tiêm Sa Chủy. Theo báo trên, Cơn lốc của sự phát triển gần đây của Tsim Sha Tsui bằng cách nào đó đã lưở qua con đường Hải Phòng và nơi vẫn là nơi gợi nhớ một vài điều về quá khứ của Hồng Công.
Đường Sài Gòn.
Đường Sài Gòn cũng là con đường ngang nối với đường Nathan cũng thuộc quận Du Tiêm Vượng của Cửu Long. Mặc dù đông đúc hơn đường Hải Phòng nhưng đây vẫn là con đường nhỏ ở Hồng Công, điểm cuối đường Sài Gòn giao với đường Ferry. Tổng chiều dài khoảng 393 mét. Đường này trước đây có tên là Đệ tam Nhai hay là đường số 3. 1909 đổi tên thành Sài Gòn đến nay. Tên hán việt của đường này là Tây Cống Nhai. Tây Cống lại là tên 1 quận của khu vực Tân Giới, lúc đầu chúng ta đã nói đó. Tuy nhiên nó được đặt tên theo tên của một địa danh ở Việt Nam chứ không phải xuất phát từ Tây Cống Hồng Kong. Trong phiên âm Hán Việt thì Sài Gòn cũng viết thành Tây Cống.
Những đường phố chúng ta vừa kể ít có mối liên hệ với văn hóa Việt Nam, không có nhiều cửa hàng người Việt đây. Vậy thì tại sao đường lại đặt theo những tên này. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 20, hàng chục con phố ở Cửu Long được đổi tên theo các thành phố có quan hệ thương mại chặt chẽ với Hồng Kông. Theo công báo của chính phủ Hồng Công vào ngày 19.03.1909. Như chúng ta thấy đây thì một số tên đường cũ sẽ mang tên mới trong đó có thể kể đến các tên mới là tên các tỉnh, thành phố khác như đường Thái Nguyên, Bắc Kinh, Hán Khẩu, Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn, Nam Kinh, Vân Nam, Quảng Đông, Thượng Hải, Phúc Châu…
“Kowloon” là phiên âm của chữ Hán 九龍 hay “chín con rồng”. Truyền thuyết kể rằng Kowloon được đặt tên vào năm 1278 bởi Tống đế Bính vị vua cuối cùng của triều đại Nam Tống. Đối với sông Cửu Long của Việt Nam cũng mang ý nghĩa là 9 con rồng nhưng đại diện cho chín cửa của dòng sông khi đổ ra biển Đông. Nó không liên quan gì đến địa danh ở Hồng Kong. Số 9 thường là con số phong thủy trong văn hóa Á Đông, xuất hiện trong nhiều mặt của đời sống xã hội.
Комментарии