Vũ trụ giãn nở

preview_player
Показать описание
Các nhà khoa học Mỹ kết luận vũ trụ sẽ giãn nở không ngừng sau khi tiến hành nghiên cứu mới nhất về năng lượng tối, một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ.

Không bao lâu sau khi Einstein công bố lí thuyết của ông, nhà khí tượng học và toán học người Nga Alexander Friedmann và vị linh mục người Bỉ Georges Lemaître đã chỉ ra rằng vũ trụ sẽ phát triển trước toàn bộ năng lượng mà nó chứa. Họ cho rằng vũ trụ lúc bắt đầu phải nhỏ và đặc, và giãn nở và loãng dần theo thời gian. Kết quả là các thiên hà sẽ trôi giạt ra xa nhau.

Hubble phân tích các thiên hà lùi ra xa Dải Ngân hà như thế nào. Ông nhận thấy các thiên hà ở xa di chuyển ra xa nhanh hơn các thiên hà tương đối ở gần. Các quan sát của Hubble chứng tỏ rằng vũ trụ thật sự đang giãn nở. Mô hình vũ trụ này sau đó được gọi tên là Big Bang (Vụ nổ Lớn).

Trong hơn 20 năm qua, vô số các quan sát thực hiện bởi các vệ tinh và các kính thiên văn cỡ lớn đã xác nhận thêm bằng chứng cho một vũ trụ đang giãn nở và phát triển. Chúng ta đã thu được một số đo chính xác của tốc độ giãn nở của vũ trụ và nhiệt độ của “bức xạ tàn dư” để lại từ thời Big Bang, và chúng ta đã có thể quan sát các thiên hà trẻ khi vũ trụ ở trong giai đoạn trứng nước của nó. Ngày nay, người ta chấp nhận rằng vũ trụ khoảng chừng 13,7 tỉ năm tuổi.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

quá hay và nó giúp kiến thức mình mở rộng

pichugaming
Автор

Mong trước khi xa cuộc đời này biết được giới hạn của vũ trụ

ngochuynguyen
Автор

Theo tôi là học và học những tinh hoa của các nhà khoa học. Thì bạn là nhà khoa học. Nhưng những gì loài người tìm kiếm được trong khuôn khổ nhỏ hẹp này cũng không là gì so sánh với vũ trụ bao la vô tận

NgocNguyen-uqmi
Автор

BigBang tự nó đã thừa nhận là Không gian đã có trước, tồn tại trước đó, do đó Vũ trụ nổ từ một vật chất có kích thước (có không gian để đo nó) vô cùng nhỏ như một nguyên tử. Tự thân lý thuyết này mâu thuẫn rồi.

"Dịch chuyển đỏ" - bước sóng ánh sáng thay đổi khi vận tốc các thiên hà thay đổi --> mâu thuẫn với lý thuyết mà họ nói hệ quy chiếu ánh sáng.

Các thiên hà càng xa, tốc độ dịch càng nhanh, khi độ xa đủ lớn, tốc độ dịch của các thiên hà cũng đủ lớn để tiệm cận và lớn hơn cả vận tốc ánh sáng --> Ánh sáng bay không kịp so với dịch chuyển của thiên hà đó --> as đó không đến được Trái đất, thậm chí bước sóng giãn đến độ là đường thẳng? hay âm?

Dù có dịch chuyển của thiên hà thì nó cũng không phải là động lực của BigBang. Hiện nay đang thêm về thuyết Năng lượng tối và Vật chất tối để bổ sung giải thích về giãn nở vũ trụ?

Nói chung lý thuyết BigBang là sai lầm.

anhcuonghoang
Автор

Trong vũ trụ, thời gian và không gian chỉ là những khái niệm mơ hồ.
Một ngôi sao cách chúng 10 tỉ năm as, và một ngôi sao cách chúng ta 5 tỉ năm as. Và khi nhìn vào 2 ngôi sao đó chúng ta nhìn về quá khứ 10 tỉ năm trước và 5 tỉ năm trước. Khái niệm về thời gian trong vũ trụ bị phá vỡ.
Trong vũ trụ, không gian bị bẽ cong bởi trọng lực, vật thể càng nặng, trọng lực càng lớn và tầm ảnh hưởng càng rộng. Trái đất quay quanh mặt trời, đó là những gì chúng ta "nhìn thấy", nhưng đối với trái đất nó đang di chuyển thẳng về hướng mặt trời. Cũng như ở trung tâm của một thiên hà đều có mọi hố đen đã và đang hút mọi thứ về trung tâm của nó

NgườiẨnDanh
Автор

xem thứ này mới biết mình quá bé nhọ so với vụ trụ bao la này

tuyphong
Автор

Minh tin la con co rat nhieu nguoi ngoai hanh tinh ben ngoai dai ngan ha, thien ha cua chung ta

UrielleWhitne
Автор

Sao ko nghĩ ngược lại vũ trụ đang co lại về "tâm" của nó ( xa quá con người chưa nhìn thấy tâm) càng gần tâm nó càng rơi nhanh hơn. Vì chúng ta cứ cho là mình đang ở hướng của tâm nên nghĩ là vũ trụ đang nở ra là đúng rồi. Đơn giản dể hình dung là chúng ta đang ở 'trên trời "chứ không phải ở "dưới đất" vì vậy một vật đang rơi xuống đất lại nghĩ là nó đang bay lên. ???

chauhuynh
Автор

tôi cần các nhà khoa học nghiên cứu ra thiết bị cảm biến đo lường được độ rộng của vũ trụ

giaychannel
Автор

Tim gi trong vu tru khi loai nguoi mai co tim... vi vu tru bao la vo tan nay bao vay tat ca cac hanh tinh...!!! Trong do co hanh tinh trai dat cua chung ta !!!

NgocNguyen-uqmi
Автор

cũng như mắt người thôi cũng có giới hạn tầm xa của nó khi đạt đến giới hạn đó thì ta cho là vô tận

siralexmu
Автор

Vũ trụ giãn nở thì tại sao khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng, mặt trời không giãn ra?? Vậy nó giãn nở kiểu gì

Thinhtranpt
Автор

TG: 15:06 PM
Ngày: 25/8/2017, Tháng 8
Vũ trụ giãn nở

NamNguyen-brtw
Автор

Nếu đã thừa nhận Big Bang đương nhiên thừa nhận sự giãn nở.
Có bốn hiện tượng bất khả tư nghị (không thể nghĩ bàn, vượt ngoài lí luận, dùng để tả cái Tuyệt đối, chỉ các bậc giác ngộ mới biết. Cũng gọi ngắn là bất tư nghị) đó là:
1/ Năng lực của một vị Phật.
2/ Định lực.
3/ Nghiệp lực.
4/ Suy ngẫm, tìm hiểu vũ trụ.
"Hãy ngộ cái không" sẽ thành Ngộ Không, sẽ tiệm cận với các bậc Giác Ngộ. (Cốt lõi là không dính mắc cái gì cả).

dangducvi
Автор

tôi nghĩ như này. trọng lực sẽ nuốt dần không gian. còn ánh sáng phát đi trong gian bị không gian hấp thụ 1 phần và đẻ ra không gian. khi trọng lực nuốt không gian chậm hơn lượng ánh sáng biến thành không gian thì ta thấy vũ trụ giãn nở. Vũ trụ giãn nở đến 1 lúc nào đó cạn kiệt nguồn ánh sáng thì lúc đó chỉ còn các vật có trọng lực ngày qua ngày nuốt không gian. khi nào luốt đủ lượng không gian thì cái hành tinh đó nó lại phát sáng biến thành vì sao. kết luận là trọng lực hấp thụ không gian. không gian hấp thụ ánh sáng. trọng lực khi ăn đủ 1 lượng không gian thì lại sinh ra ánh sáng. không gian hấp thụ ánh sáng sẽ sinh ra thêm không gian

nguyenhoaihung
Автор

Ông nào tính được tuổi thọ vũ trụ chứng tỏ méo hiểu thuyết tương đối. Đối với đối tượng a thời gian có thể bằng không nhưng với đối tượng b nó có thể là hàng tỷ. Không thời gian là tương đối. Nếu nói vũ trụ mới 1 năm tuổi cũng chẳng sai

nguyenhoaihung
Автор

"cái mà chúng ta biết về thực tại là do chúng hiện lên đúng như trình độ mà chúng ta thấy về nó" - Kant.
Trước Galileo, thì trái đất là cái "dĩa phẳng"; dần chúng ta phát thấy ngoài Trái đất còn các hành tinh khác trong hệ mặt trời; rồi tiếp rộng hơn là dải ngân hà; rồi thấy rất rất nhiều dải thiên hàng nữa, chúng ta gọi nó nó là vũ trụ sinh ra từ vụ nổ Bigbang. Vậy, có bao nhiêu vụ nổ bigbang như thế ?

duan
Автор

trước khi vụ nổ bigbang xảy ra thì "NÓ" là cái gì ? cái gì đang chứa đựng vũ trụ này và cái gì cái đang chứa đựng thứ mà đang chứa vũ trụ bên trong nó ?

vanbuithe
Автор

NÚI LỬA PHUN TRÀO CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC CỦA VŨ TRỤ PHÌNH TO:
Lỗ đen và vũ trụ có nguồn gốc từ điện electron -- , electron quay và bay nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng, nếu điện electron va chạm và trà xát các hạt trong nhiệt độ nóng thì electron sẽ bị phân đôi thành hai electron, quá trình nhân lên qua hàng chục electron đã tiến hóa thành lỗ đen vũ trụ.
Lõi của lỗ đen quay nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng nó giống như một tua bin siêu khổng lồ phát ra năng lượng điện khổng lồ cho lỗ đen, theo định luật bảo toàn năng lượng thì điện tích không bao giờ bị mất đi, vì vậy lỗ đen đã phun ra tia gamma ở hai đầu cực nó cũng giống như núi lửa phun trào thôi ... năng lượng điện electron -- và positron +khổng lồ cho vũ trụ để hình thành ra những ngôi sao trẻ, lõi của ngôi sao cũng nén điện 26 electron -- điện âm quay xung quanh 26proton điện tích dương + đã tạo ra nguyên tô ́ sắt cho lõi sao, lỗ đen cũng phun năng lượng điện electron -- + khổng lồ để ngôi sao và mặt trời phát sáng mãi mãi.
Nhưng nếu ngôi sao già cỗi sẽ bị cạn kiệt năng lượng điện hiđrô (1electron -- điện âm quay xung quanh 1 proton điện tích dương + )
Khi ngôi sao già cỗi sẽ bị cạn kiệt điện thì lực từ trường và lực hấp dẫn của nó bị yếu đi, dẫn đến sao già cỗi sẽ bị hút vào lỗ đen , chất sắt của sao già sẽ bị gia tốc chuyển điện 26 electron -- và 26 proton + điện dương và lại bị phun ra ngoài không gian để tiếp tục chu kì hình thành và tái tạo ra ngôi sao trẻ .
Sinh ra ngôi sao trẻ và hủy một ngôi sao già cỗi đó là hiện tượng tiến hóa của vật lý vũ trụ mà thôi ....
Lõi của trái cũng quay rất nhanh hơn lớp vỏ trái đất, vì vậy nó giống như một tua bin siêu khổng lồ phát ra năng lượng điện khổng cho lõi trái đất, theo định luật bảo toàn năng lượng của mình thì điện tích không bao giờ bị mất, vì vậy lõi trái đất đã nén điện ( chung hòa điện tích thành công) tức là nén 14 electron -- điện âm quay xung quanh 14 proton + điện tích dương đã tạo ra silic ( dung nham và khói bụi khổng lồ của núi lửa), nếu điện và dung nham bị dồn nén quá mức nó sẽ phun lên tạo ra núi lửa phun trào, năng lượng của núi lửa mạnh gấp 13000 lần quả bom nguyên tử, nếu núi lửa phun trào ở đáy biển núi lửa sẽ tạo ra cột sóng cao khổng lồ gây ra sóng thần khủng khiếp .
nhưng vụ phun trào núi lửa khủng khiếp vẫn sảy ra là bằng chứng để lý giải dễ hiểu nhất về nguồn gốc đất đá và vật chất của vũ

ThanhPham-yuij
Автор

Dịch nhiều chỗ sai quá. Vị dụ nhà thiên văn học nói họ tưởng là nền vũ trụ lạnh 0 độ K chứ ko phải 0 độ C.

vuongnavy