filmov
tv
NGHE SƯ PHỤ NÓI ..TẬP 1
Показать описание
NGHE SƯ PHU NÓI
TẬP 1
LÀM NGƯỜI PHẢI HỌC CÁCH KHIÊM TỐN, HỌC CÁCH TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
Khai thị vào bữa sáng ngày 31/12/2017 tại chùa Cực Lạc – Đài Nam
Làm người phải học cách khiêm tốn, học cách tôn trọng người khác, quý vị nhất định sẽ thành công. “Kính nhân giả, nhân hằng kính chi” nghĩa là “Kính trọng người khác thì luôn được người khác kính trọng”, chỉ sợ ngã mạn, chỉ sợ kiêu căng, hễ cho rằng bản thân rất tài giỏi vậy thì tiêu rồi, tiền đồ của người này không còn nữa. Bản lĩnh có cao bằng trời thì cũng phải học cách khiêm tốn. Vì sao vậy? Chúng sanh với Phật là một thể, là bình đẳng, không phân lớn nhỏ. Không phân lớn nhỏ mà quý vị muốn phân lớn nhỏ là quý vị sai rồi. Bình đẳng, bình đẳng chính là dạy quý vị khiêm tốn, chính là dạy quý vị tôn trọng người khác, như vậy thì thật sự bình đẳng. Biểu hiện của bình đẳng không phải là kiêu căng. Vị Phật nào, vị Bồ Tát nào cũng đều khiêm tốn.
Tôi thường nói về sự khiêm tốn, thầy Phương Đông Mỹ đã nói: “Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”, đã đạt được sự hưởng thụ cao nhất chưa? Tôi đã đạt được rồi, cho nên tôi tin. Sự hưởng thụ cao nhất là gì? Hạ mình mà tôn kính người khác là sự hưởng thụ cao nhất. Nâng người khác lên, khen ngợi người khác; hạ mình xuống là sự hưởng thụ cao nhất, vui vẻ nhất. Phật tôn trọng người khác, Phật A Di Đà tán thán tất cả chư Phật Như Lai, không có một vị nào mà Ngài không tán thán. Chắc chắn là không có người ngạo mạn nào tự khen mình chê người mà có được sự bình an, có được niềm vui, không thể có. Người khiêm tốn, kể cả trong “Kinh Thánh” của Cơ Đốc giáo cũng nói đến khiêm tốn. Một người sống cả đời không oán hận bất kỳ người nào thì công phu của người đó cũng khá lắm. Vẫn có oan gia, còn có người đối đầu, còn có người tôi ghét, còn có việc tôi không vui, vậy thì khoảng cách của quý vị vẫn còn rất xa.
Học Phật bắt đầu học từ đâu? Học từ việc buông bỏ. Buông bỏ gì vậy? Buông bỏ sự ngạo mạn của quý vị, buông bỏ tất cả thói quen không tốt của quý vị, bắt đầu từ chỗ này thì công phu mới có thể đắc lực. Phải học cách hạ mình, học cách khiêm tốn, học cách tôn trọng người khác, từ những việc này sẽ có được niềm vui chân thật, có được pháp hỷ chân thật.
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm bồ đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh cõi Cực Lạc.
TẬP 1
LÀM NGƯỜI PHẢI HỌC CÁCH KHIÊM TỐN, HỌC CÁCH TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
Khai thị vào bữa sáng ngày 31/12/2017 tại chùa Cực Lạc – Đài Nam
Làm người phải học cách khiêm tốn, học cách tôn trọng người khác, quý vị nhất định sẽ thành công. “Kính nhân giả, nhân hằng kính chi” nghĩa là “Kính trọng người khác thì luôn được người khác kính trọng”, chỉ sợ ngã mạn, chỉ sợ kiêu căng, hễ cho rằng bản thân rất tài giỏi vậy thì tiêu rồi, tiền đồ của người này không còn nữa. Bản lĩnh có cao bằng trời thì cũng phải học cách khiêm tốn. Vì sao vậy? Chúng sanh với Phật là một thể, là bình đẳng, không phân lớn nhỏ. Không phân lớn nhỏ mà quý vị muốn phân lớn nhỏ là quý vị sai rồi. Bình đẳng, bình đẳng chính là dạy quý vị khiêm tốn, chính là dạy quý vị tôn trọng người khác, như vậy thì thật sự bình đẳng. Biểu hiện của bình đẳng không phải là kiêu căng. Vị Phật nào, vị Bồ Tát nào cũng đều khiêm tốn.
Tôi thường nói về sự khiêm tốn, thầy Phương Đông Mỹ đã nói: “Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”, đã đạt được sự hưởng thụ cao nhất chưa? Tôi đã đạt được rồi, cho nên tôi tin. Sự hưởng thụ cao nhất là gì? Hạ mình mà tôn kính người khác là sự hưởng thụ cao nhất. Nâng người khác lên, khen ngợi người khác; hạ mình xuống là sự hưởng thụ cao nhất, vui vẻ nhất. Phật tôn trọng người khác, Phật A Di Đà tán thán tất cả chư Phật Như Lai, không có một vị nào mà Ngài không tán thán. Chắc chắn là không có người ngạo mạn nào tự khen mình chê người mà có được sự bình an, có được niềm vui, không thể có. Người khiêm tốn, kể cả trong “Kinh Thánh” của Cơ Đốc giáo cũng nói đến khiêm tốn. Một người sống cả đời không oán hận bất kỳ người nào thì công phu của người đó cũng khá lắm. Vẫn có oan gia, còn có người đối đầu, còn có người tôi ghét, còn có việc tôi không vui, vậy thì khoảng cách của quý vị vẫn còn rất xa.
Học Phật bắt đầu học từ đâu? Học từ việc buông bỏ. Buông bỏ gì vậy? Buông bỏ sự ngạo mạn của quý vị, buông bỏ tất cả thói quen không tốt của quý vị, bắt đầu từ chỗ này thì công phu mới có thể đắc lực. Phải học cách hạ mình, học cách khiêm tốn, học cách tôn trọng người khác, từ những việc này sẽ có được niềm vui chân thật, có được pháp hỷ chân thật.
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm bồ đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh cõi Cực Lạc.
Комментарии