filmov
tv
#499 Thời Gian, Thực Ra, Không Hề Tồn Tại!?
Показать описание
Thời Gian, Thực Ra, Không Hề Tồn Tại!?
#VFacts, #thờigian,
Con người không biết chính xác thời gian là gì, thế nhưng chúng ta cảm nhận được dòng chảy của nó thông qua diễn biến của các sự kiện và hiện tượng.
Bằng việc quan sát các sự kiện lặp đi lặp lại theo chu kỳ của tự nhiên, như chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời, và sự tuần hoàn của các mùa trong năm, con người sáng tạo ra những bộ lịch đầu tiên.
Để phục vụ sự tiến bộ, người xưa cần những cố máy đo thời gian với độ chính xác hơn, đó là lúc đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ nước, đồng hồ cát, đồng hồ quả lắc và đồng hồ cơ khí ra đời.
Và nếu sự chính xác của những chiếc đồng hồ cơ khí làm con người thỏa mãn, đồng hồ điện tử đã chẳng xuất hiện.
Đồng hồ điện tử đong đếm thời gian từ các rung động của các tinh thể thạch anh, mang lại độ chính xác gấp hàng chục lần so với những cỗ máy chạy bằng dây cót và bánh răng.
Với nguyên lý tương tự, đồng hồ nguyên tử đếm số lần dao động của các nguyên tử xêci-133 và quy đổi nó thành thời gian theo tỉ lệ 1 giây cho mỗi 9.192.631.770 dao động, mang lại sai số chỉ 1 giây mỗi 30 triệu năm.
Tức cười ở chỗ, dù có thể đo đạc thời gian với độ chính xác đáng kinh ngạc, chúng ta vẫn chẳng biết nó là cái quái gì.
Tuy nhiên, con người rất giỏi định nghĩa.
Thời gian có thể được định nghĩa như là chuỗi liên tục của sự tồn tại và các sự kiện xảy ra theo trình tự rõ ràng và không thể đảo ngược từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai.
Theo cách định nghĩa này, thời gian giống như 1 dòng chảy, 1 mũi tên bắn từ quá khứ, xuyên qua hiện tại, đến tương lai.
Cơ học cổ điển, đặt nền móng bởi Sir Issac Newton và trước đó là Galileo Galilei cho rằng: thời gian là 1 đại lượng đo lường thuần túy, 1 chiều, không có điểm dừng, không thay đổi tốc độ trong mọi trường hợp…và nằm bên ngoài không gian, tách biệt so với không gian.
Bạn không thể sờ vào thời gian, nhưng bạn biết nó tồn tại, và bạn có thể đo được độ dài ngắn của nó.
Và thời gian đúng ra đã tiếp tục dễ hiểu như thế cho đến khi Einstein sáng tạo ra thuyết tương đối.
Ông đan thời gian vào với không gian 3 chiều dài, rộng, cao, hình thành 1 thể 4 chiều gọi là không thời gian.
Và dường như cảm thấy mọi thứ chưa đủ rắc rối, Einstein cho rằng thời gian không nhất thiết phải giống nhau ở mọi nơi. Thời gian trôi chậm hơn khi bạn tiến gần đến vận tốc ánh sáng, và trên lý thuyết, dừng lại tại tốc độ ánh sáng. Trên thực tế, ánh sáng không hề có trải nghiệm về thời gian...
Những người thực hiện:
Kịch bản: Đạt Nguyễn
Thu âm: Đạt Nguyễn
Biên tập video: Huệ Tây, Thúy Kiều
Có thể bạn sẽ thích xem:
#VFacts, #thờigian,
Con người không biết chính xác thời gian là gì, thế nhưng chúng ta cảm nhận được dòng chảy của nó thông qua diễn biến của các sự kiện và hiện tượng.
Bằng việc quan sát các sự kiện lặp đi lặp lại theo chu kỳ của tự nhiên, như chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời, và sự tuần hoàn của các mùa trong năm, con người sáng tạo ra những bộ lịch đầu tiên.
Để phục vụ sự tiến bộ, người xưa cần những cố máy đo thời gian với độ chính xác hơn, đó là lúc đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ nước, đồng hồ cát, đồng hồ quả lắc và đồng hồ cơ khí ra đời.
Và nếu sự chính xác của những chiếc đồng hồ cơ khí làm con người thỏa mãn, đồng hồ điện tử đã chẳng xuất hiện.
Đồng hồ điện tử đong đếm thời gian từ các rung động của các tinh thể thạch anh, mang lại độ chính xác gấp hàng chục lần so với những cỗ máy chạy bằng dây cót và bánh răng.
Với nguyên lý tương tự, đồng hồ nguyên tử đếm số lần dao động của các nguyên tử xêci-133 và quy đổi nó thành thời gian theo tỉ lệ 1 giây cho mỗi 9.192.631.770 dao động, mang lại sai số chỉ 1 giây mỗi 30 triệu năm.
Tức cười ở chỗ, dù có thể đo đạc thời gian với độ chính xác đáng kinh ngạc, chúng ta vẫn chẳng biết nó là cái quái gì.
Tuy nhiên, con người rất giỏi định nghĩa.
Thời gian có thể được định nghĩa như là chuỗi liên tục của sự tồn tại và các sự kiện xảy ra theo trình tự rõ ràng và không thể đảo ngược từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai.
Theo cách định nghĩa này, thời gian giống như 1 dòng chảy, 1 mũi tên bắn từ quá khứ, xuyên qua hiện tại, đến tương lai.
Cơ học cổ điển, đặt nền móng bởi Sir Issac Newton và trước đó là Galileo Galilei cho rằng: thời gian là 1 đại lượng đo lường thuần túy, 1 chiều, không có điểm dừng, không thay đổi tốc độ trong mọi trường hợp…và nằm bên ngoài không gian, tách biệt so với không gian.
Bạn không thể sờ vào thời gian, nhưng bạn biết nó tồn tại, và bạn có thể đo được độ dài ngắn của nó.
Và thời gian đúng ra đã tiếp tục dễ hiểu như thế cho đến khi Einstein sáng tạo ra thuyết tương đối.
Ông đan thời gian vào với không gian 3 chiều dài, rộng, cao, hình thành 1 thể 4 chiều gọi là không thời gian.
Và dường như cảm thấy mọi thứ chưa đủ rắc rối, Einstein cho rằng thời gian không nhất thiết phải giống nhau ở mọi nơi. Thời gian trôi chậm hơn khi bạn tiến gần đến vận tốc ánh sáng, và trên lý thuyết, dừng lại tại tốc độ ánh sáng. Trên thực tế, ánh sáng không hề có trải nghiệm về thời gian...
Những người thực hiện:
Kịch bản: Đạt Nguyễn
Thu âm: Đạt Nguyễn
Biên tập video: Huệ Tây, Thúy Kiều
Có thể bạn sẽ thích xem:
Комментарии