Tự Do Tài Chính, Nghỉ Hưu Sớm: Liệu có nên?

preview_player
Показать описание
Nhiều năm trở lại đây, phong trào Tự Do Tài Chính, Nghỉ Hưu Sớm (FIRE) đang được nhắc đến liên tục trên mặt báo. Tìm kiếm cụm từ "Tự do tài chính" trên Google cũng trả lại đến hơn 200 triệu kết quả. Sau khi ngồi lại nghiên cứu, cân nhắc các mặt trái-phải, mình đã có một vài suy nghĩ và đúc kết lại thành video này.

00:00 intro
00:57 FIRE là gì?
-- 01:21 thế nào là tiết kiệm hết mức?
-- 02:09 vì sao tiết kiệm 70%?
-- 02:37 vì sao rút 4%?
-- 03:13 3 trụ cột của FIRE
-- 05:23 3 trường phái đạt được FIRE
05:48 tự do tài chính là gì?
-- 06:50 lợi ích
-- 07:32 hạn chế
10:52 suy nghĩ cá nhân mình về FIRE
-- 12:45 phù hợp với người có điều kiện
-- 13:41 khá nhiều rủi ro
-- 15:45 những điểm hay để học hỏi
-- 17:36 mình đã đạt TDTC chưa?

Subscriber count: 412,737

Nếu bạn thấy nội dung có ích, hãy cân nhắc donate để đóng góp cho sự phát triển của kênh nhé.
🎁 Bank: 222 6868 111 - NGUYEN DUY THANH - MB (NH Quân Đội)

Podcast: More Perspectives
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Một số nguồn thông tin mình sử dụng trong video cho các bạn muốn đọc và tìm hiểu thêm:


Công thức tham khảo tính số tiền cần có cho tuổi nghỉ hưu:

duythanhish
Автор

Theo mình thì tdtc là tách cuộc sống của mình ra khỏi sự chi phối của đồng tiền, không có nghĩa là dừng làm việc, khi đạt đc nó thì chúng ta dễ dàng tập trung vào những việc có giá trị ý nghĩa với cá nhân của người đó, bản chất vẫn là hướng đến hạnh phúc mà thôi. Cảm ơn những chia sẻ góc nhìn của bạn

hihihaha
Автор

cám ơn bạn đã cung cấp 1 góc nhìn vừa nhẹ nhàng mà vừa thực tế cho vấn đề FIRE này.
Mấy năm nay mình gặp 1 hiện tượng phổ biến là ng trẻ đang tôn sùng FIRE quá mức, họ xem nó như 1 thứ thành tựu khổng lồ đáng mơ ước và có khi còn là mục đích tối cao của cuộc đời. Nó đơn giản chỉ là "1 cuộc sống mà bạn ko bị nỗi lo tiền bạc chi phối" thôi. Và để đạt trạng thái đó thực sự ko hề quá khó dù cho chỉ đang đi làm công ăn lương. Thêm nữa là FIRE ko phải là 1 đích đến cuối cùng, đến xong là xem như ko cần phải nghĩ gì tới nữa, ko phải như thế. Mình thấy FIRE giống như 1 trạng thái tạm thời, hoàn toàn có thể có 1 tình huống bất ngờ khiến cho trạng thái FIRE đã đạt dc trước đó biến mất, khi ấy lại phải làm 1 điều gì đó để lấy lại trạng thái FIRE chứ trạng thái này ko có ở yên 1 cách bất biến.
Thêm 1 vấn đề nữa là chuyện "đầu tư" nó ko chỉ là đầu tư tài chính để tạo dòng tiền và thu nhập. Đầu tư vào bản thân cũng chính là 1 cách siêu hiệu quả. Học thêm chứng chỉ, thêm ngôn ngữ, thêm bằng cấp, thêm kiến thức nhiều lĩnh vực cũng chính là đầu tư siêu lợi nhuận vì khi đó càng có nhiều cơ hội gia tăng thu nhập hơn (tìm dc việc lương cao hơn cực nhiều; có nhiều uy tín hơn; networking xung quanh bản thân chất lượng hơn; v.v...).

NP-Channel
Автор

Thanks! Những đóng góp về nghiên cứu của bạn. Bạn đã tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu và tổng hợp và đưa ý kiến, giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn ở góc nhìn của bạn, chúng tôi được nghe các nghiên cứu đó, từ đó đút kết tiếp, trao dồi và áp dụng cho bản thân. Xin cám ơn bạn nhiều về những đóng góp tích cực cho cộng đồng.

DucTransg
Автор

muốn tự do tài chính hãy sống như warrent buffet: giản dị, tiết kiệm, đầu tư dài hạn, rèn luyện sức khỏe thể chất, ttam thức mỗi ngày, kiên nhẫn chờ đợi cơ hội cho các khoản đầu tư tốt sinh ra lợi nhuận

hyiptopnet
Автор

Đa phần những người nói về chủ đề tdtc đều chia sẻ những điều hướng mọi người làm đc điều đó. Riêng anh có được đa góc nhìn hơn và khiến em cân nhắc hơn về chủ đề này. Em suy nghĩ về vđề này ko nhiều vì hiện tại công việc chưa tạo ra thu nhập tốt nên chỉ mong mình sống tốt hơn hôm qua, tương lai kiếm được nhiều tiền hơn là đã đủ hạnh phúc rồi! Cảm ơn chia sẻ của anh nhé!

lethinh
Автор

Hi anh, em là người theo đuổi FIRE được vài năm rồi, cảm ơn anh rất nhiều vì đã làm video về topic này. Trước giờ em luôn khó giải thích FIRE với bạn bè nhưng bây giờ em chỉ cần đưa mọi người video này thôi :)) thanks anh nhiều!

christhevietnamesebacon
Автор

Thật ra mấu chốt của Thành không mặn mà với tự do tài chính vì:
1- Thành vốn tự do với cuộc sống hiện tại, không làm công việc hiện tại chỉ vì tiền
2- Thành là người sống đơn giản, nhu cầu sống khá an toàn và không quá cao
Với mình, mình không kiếm được nhiều tiền như Thành, nhưng nhu cầu cũng đơn giản, mình chưa có 1 công việc mình yêu thích, vì thế tự do tài chính là cái định hướng tốt để mình tiến đến tự do :D rất cảm ơn Thành và trân trọng những nội dung khách quan mà Thành mang lại

jolie
Автор

Với mình thì tự do tài chính là 1 dấu mốc trong cuộc đời. Sau đó vẫn tiếp tục làm việc và cống hiến, nhưng lúc đó được cái không cần phải quá bận tâm vì mức lương, vì đồng tiền như lúc chưa đạt được nữa.

inhaiduong
Автор

Cảm ơn a vì góc nhìn và những chia sẻ rất thực tế từ chủ đề tdtc này. Theo cá nhân mình tdtc bao gồm những ý sau đây
1. Tdtc ko phải là một đích đến mà nó là một quá trình, cũng như là công cụ, phương tiện mà từ đó bản thân mình có thể học hỏi, rèn giũa bản thân, quản lí chi tiêu và quan trọng là sự tự do
2. Tất cả mọi việc đều có ưu điểm và khuyết điểm và tdtc cũng ko ngoại lệ. Nhìn vào ưu điểm để biết mình có thể học hỏi những gì, trau dồi, cũng như là qua đó mình có thể nâng cấp gì cho bản thân: lối sống, quản lí tài chính và thời gian, kinh nghiệm, kĩ năng mới. Còn ở nhược điểm thì cân đối t/g giữa làm việc, nghỉ ngơi, các mối qhxh. Và ưu hay nhược thì đều có những bài học để bản thân mình được học hỏi, nhìn nhận và trải nghiệm
3. Góc nhìn về tdtc ko chỉ có 1 mặt là tdtc để ko phải lo lắng về tiền bạc và ko phải làm việc nữa mà nhìn qua cột mốc là tdtc bản thân sẽ phát hiện ra mình có thể làm những gì, học hỏi gì trên con đường hướng tới tdtc (điểm mạnh phát huy, điểm yếu cải thiện, khắc phục)
4. Ko phải cứ đạt được tdtc là bản thân mình sẽ thay đổi sẽ khác, mà nó bắt đầu từ lúc mình nghiêm túc chọn con đường này để phát triển bản thân

longnguyenthanh
Автор

View của em TDTC khác với anh.
- Đầu tiên TDTC ko nhất phải làm thêm giờ, không nhất thiết phải tằn tiền mà là chi tiêu phù hợp ko phung phí nhưng lúc đó thì đường đến sẽ dài hơn thôi.
- Thứ 2 TDTC em ko nghĩ nó là dành cho người có điều kiện mà theo em nó dành cho những người ko có điều kiện hoặc thu nhập thấp đúng hơn vì những người thu nhập thấp sẽ là những người chịu rủi ro nhiều nhất khi về già. Như anh nói những lúc bệnh tật hoặc không đủ sức lao động thì chỉ nhờ bhxh thì ko thể đáp ứng nổi chưa nói gì đến chữa bệnh.
- Thứ 3 TDTC em cảm giác như quản lý rủi ro trong tài chính vậy. Tương lai ko ai biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng nếu ko chuẩn bị thì cuộc đời sau này lúc chuyện ko may xảy ra thì lúc đó cuộc còn ý nghĩa nữa ko khi trong tay ko có gì, số phận của chính mình nằm trong sự thường hại của người khác

dido
Автор

Em cảm ơn anh về 1 góc nhìn khác của tự do tài chính. Quả thật là để vươn đến tự do tài chính thì chúng ta cũng phải chấp nhận chịu khá nhiều rủi ro. Và em thực sự ấn tượng với idea của anh. Thay vì tự do tại 1 mốc thời điểm ở tương lai thì mình cũng có thể tự do ngay ở chính hiện tại. Bản thân mỗi người chúng ta phải tự biết thế nào là đủ, thể nào là tự do cho cuộc sống của mình. Châp nhận kham khổ để sau này sống tự do không lệ thuộc vào tiền bạc hay là cân đối thu chi, hạnh phúc với cuộc sống ngay chính hiện tại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Quyết định nằm ở mỗi người và sướng hay khổ cùng đều là tự họ cảm nhận được.

khoatien
Автор

Muốn tự do tài chính ko phải là sống tằn tiện để để dành đủ tiền, mà là đầu tư vào 1 lĩnh vực nào đó với tỷ lệ rủi ro càng thấp càng tốt. Một khi khoản đầu tư dó mang lại lợi nhuận đủ chi các cho tiêu hàng ngày và có thể dư giả, thì lúc đó người tự do tài chính không cần phải đi làm kiếm tiền nữa mà chỉ quản lý khoản đầu tư kia thôi. Khoản đầu tư càng an toàn và quỹ dự phòng càng cao thì càng tự do tài chính.

NguyenHai_channel
Автор

Cảm ơn Thành, những điều rất đúng. Nhưng lợi ích của FIRE mình thấy trc khi đạt dc tự do là cũng là rèn luyện con người, đưa mình vào kỉ luật hơn. Nhất là tuổi trẻ khi bắt đầu có tiền sống có phần thoải mái và lãng phí. Mình thích FIRE vì nó đưa con người sống tối giản, kiểu biết lựa chọn mqh quan trọng, biết mua những thứ thật sự cần, ko lãng phí tài nguyên môi trường nữa.

Dĩ nhiên điều gì quá cũng ko tốt, và việc kiếm thật nhiều tiền rất rất nhiều tiền để nghỉ hưu sớm thì mình cũng nghĩ rất khó để đạt dc, nhiều người hiểu sai hoặc hiểu theo một cách cực đoan. Anh Hiếu nói rất hay về chuyện "biết đủ" vả sống cuộc đời tự do hơn (về mặt tâm hồn và tinh thần) mới là cốt lõi.
Mình trc khi biết đến tự do tài chính, mình đã bắt đầu hướng đến sống tối giản hơn, tiêu ít hơn, bớt lãng phí. Điều này đã giúp mình ko bị áp lực quá về đồng tiền.

MyNguyen-fell
Автор

Tự do tài chính luôn đúng
Nghỉ hưu sớm ko bao giờ đúng
Nghe có vẻ hơi cực đoan nhưng mình luôn muốn bản thân bận rộn . Công việc, gia đình, xã hội, thể dục thể thao, hoạt động thiện nguyện, … Đều dễ dàng khi có tự do tài chính !
Đa phần những người chờ lương hàng tháng thì lại càng ko có thời gian, hoặc có thời gian nhưng luôn luôn phải lo nghĩ về tiền bạc, về tương lai !

quangtruongvu
Автор

Một góc nhìn khác về FIRE nhưng bao quát hơn, rộng hơn một chút. Ở video của anh thì mình cũng học được một vài thứ:
1. Chắc là lại nhắc về critical thinking, mình thấy được sự phản biện, sự linh hoạt trong góc nhìn mới của anh Thành, điều này mình chưa làm được, trước đó mình cũng đã xem đi xem lại lý do vì sao cần phải đầu tư, cụ thể là hướng đến Tự do Tài chính.
2. MÌnh cũng tự đặt cho bản thân câu hỏi sau video này "Liệu mình có cần phải đạt được Tự do Tài chính hay không?" Câu trả lời thì vẫn là có, nhưng sẽ so sánh những được, mất của hành trình này. Với mình thì hãy coi đó là cả hành trình, chứ không phải đích đến. Coi nó như hạnh phúc, mình cần phải tìm được niềm vui trên hành trình này. Dù có "cực khổ" một chút, nhưng rèn luyện bản thân, sống giản đơn và tận hưởng nó theo cái cách của mình vẫn từng mong.

Hai góc nhìn của chú Hiếu và anh Thành, có hơi chút trái ngược nhau, nhưng cũng đều bổ sung cho nhau. Mình tìm thấy sự open, gợi mở cho khán giả từ hai người, không áp đặt suy nghĩ nào cả, không bắt buộc hay diễn giải chi tiết quá, gợi được sự tò mò từ khán giả, phải đặt ra những câu hỏi cho bản thân họ, là như này có phù hợp với chính họ hay không?
Cảm ơn anh vì video này dù bận rộn tới mấy, từ ngày biết tới anh, như biết tới một góc nhìn mới, cái đáng được học hỏi, cũng có sự đấu tranh trong tư tưởng.

bichpham
Автор

thanks bạn về video sharing. MÌnh khá đồng ý về quan điểm cá nhân của bạn.
Tuy nhiên việc FIRE còn có một góc nhìn khác là đối tượng của tự do tài chính thật sự nhiều khi không phải là tiền đâu bạn, như bạn nói có một kiểu là " Barista FIRE". Dựa vào nguồn thụ nhập thụ động đã hình thành nhiều năm để không còn vướng mắc tiền bạc mà theo điểu đam mê và quan trọng hơn là bảo lưu được những giá trị nhân cách khi không cần phải đi làm công việc mình không muốn, thường nó hướng đến như chủ nghĩa khắc kỷ - và mình thấy rất nhiều người thành công và thành nhân điều phải đạt tự do độc lập tài chính --> tự do và độc lập tư tưởng --> gia tăng sáng tạo/ giá trị và nhân cách được bảo toàn.
Tiến sĩ Alan Phan nói một câu mình rất thích." Tôi không phải là người ham tiền, tôi khong thích tiền, tuy nhiên tôi thích sự tự do tiền mang lại, mà nhiều khi nó còn là nhân cách và giá trị sống ".
Đó cũng là quan điểm cá nhân của mình thôi và mình cũng là người theo đuổi FIRE tuy nhiên không theo khuynh hướng cực đoan tiết kiệm mà đầu tư bản thân nâng cao giá trị cho bản thân và tài sản đầu tư

quoctruonghuuphu
Автор

Rất là thích cách anh lên ý tưởng làm content. Những điều anh nói không phải lúc nào cũng là những điều hoàn toàn mới mẻ, nhưng là những quan điểm và góc nhìn đa chiều, không hề bị ảnh hưởng bởi một tư duy phong trào nào cả

Gigidilac
Автор

Đây là góc nhìn rõ và sâu nhất về những người bình thường. Tdtc không dành cho người bình thường. Tks

hatvung
Автор

đỉnh quá ạ. Trc em cx xem 1 video về Tự do tài chính họ đem đến cái nhìn quá màu hồng về cái này. Giờ em video của anh làm em có một cái nhìn đa chiều hơn về vu hướng này. Cảm ơn anh đã chia sẻ.

duongminhanh