filmov
tv
Bác sĩ Phạm Dan nói về bệnh cao huyết áp
Показать описание
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp là nguyên nhân thứ 2 gây suy thận ở Hoa Kỳ sau bệnh tiểu đường. Mối quan hệ giữa tăng huyết áp và suy thận là vòng tuần hoàn: Tăng huyết áp không được kiểm soát là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh thận, góp phần làm suy thận tiến triển nhanh hơn.
Tình trạng tăng huyết áp cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn
Trong cơ thể, thận có chức năng giữ cho huyết áp được ổn định. Khi thận bị tổn thương, khả năng điều hòa huyết áp giảm, làm cho huyết áp bị tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, bệnh tăng huyết áp lại làm cho bệnh thận của bạn nặng thêm. Như vậy, tăng huyết áp có thể là một biến chứng của suy thận mạn. Nếu rơi vào tình trạng này, cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, hãm tốc độ tổn thương thận và phòng tránh bệnh lý tim mạch bởi tăng huyết áp còn gây tổn thương tim.
Giải pháp ngăn chặn biến chứng thận của tăng huyết áp
Cách tốt nhất để làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp sang suy thận là thực hiện các bước để hạ huyết áp. Các bước này bao gồm sự kết hợp giữa thuốc và thay đổi lối sống, chẳng hạn như:
- Ăn uống lành mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị bạn tiếp cận chế độ ăn uống DASH để ngăn chặn tăng huyết áp và chặn đứng nguy cơ suy thận. DASH tập trung vào các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, giảm lượng muối, hạn chế đồ uống có cồn, bỏ thuốc lá.
- Hoạt động thể chất: Mọi người nên cố gắng hoạt động ít nhất 30 - 60 phút mỗi ngày. Các hoạt động vừa phải bao gồm đi bộ nhanh, khiêu vũ, chơi bowling, đi xe đạp, làm việc trong vườn và dọn dẹp nhà cửa.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Những người thừa cân hoặc béo phì nên giảm trọng lượng xuống 7 - 10% trong năm đầu điều trị tăng huyết áp.
- Kiểm soát căng thẳng: Thực hiện một số hoạt động giúp giảm căng thẳng (Tập thể dục, yoga hoặc thái cực quyền, nghe nhạc, thiền định,…).
Điều trị suy thận ở người tăng huyết áp
Một khi đã bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị suy thận là khá cao. Người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để được làm thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận và tổn thương của các cơ quan khác.
Khi đã được chẩn đoán là tăng huyết áp và được bác sĩ điều trị theo phác đồ, người bệnh tăng huyết áp ngoài việc tự theo dõi huyết áp bằng cách đo huyết áp tại nhà và ghi vào sổ theo dõi còn cần phải nghiêm túc tuân thủ việc khám định kỳ để đánh giá chức năng thận và các cơ quan khác.
Trong giai đoạn này, ngoài các xét nghiệm đánh giá mức độ suy thận, bạn còn nên đo lượng kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng kali có thể tăng cao trong máu, rất nguy hiểm cho tim. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp và suy thận cũng có thể làm tăng lượng kali. Bác sĩ sẽ chỉ định thực đơn ăn kiêng cho bạn nếu lượng kali trong máu bạn tăng cao.
Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp là nguyên nhân thứ 2 gây suy thận ở Hoa Kỳ sau bệnh tiểu đường. Mối quan hệ giữa tăng huyết áp và suy thận là vòng tuần hoàn: Tăng huyết áp không được kiểm soát là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh thận, góp phần làm suy thận tiến triển nhanh hơn.
Tình trạng tăng huyết áp cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn
Trong cơ thể, thận có chức năng giữ cho huyết áp được ổn định. Khi thận bị tổn thương, khả năng điều hòa huyết áp giảm, làm cho huyết áp bị tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, bệnh tăng huyết áp lại làm cho bệnh thận của bạn nặng thêm. Như vậy, tăng huyết áp có thể là một biến chứng của suy thận mạn. Nếu rơi vào tình trạng này, cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, hãm tốc độ tổn thương thận và phòng tránh bệnh lý tim mạch bởi tăng huyết áp còn gây tổn thương tim.
Giải pháp ngăn chặn biến chứng thận của tăng huyết áp
Cách tốt nhất để làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp sang suy thận là thực hiện các bước để hạ huyết áp. Các bước này bao gồm sự kết hợp giữa thuốc và thay đổi lối sống, chẳng hạn như:
- Ăn uống lành mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị bạn tiếp cận chế độ ăn uống DASH để ngăn chặn tăng huyết áp và chặn đứng nguy cơ suy thận. DASH tập trung vào các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, giảm lượng muối, hạn chế đồ uống có cồn, bỏ thuốc lá.
- Hoạt động thể chất: Mọi người nên cố gắng hoạt động ít nhất 30 - 60 phút mỗi ngày. Các hoạt động vừa phải bao gồm đi bộ nhanh, khiêu vũ, chơi bowling, đi xe đạp, làm việc trong vườn và dọn dẹp nhà cửa.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Những người thừa cân hoặc béo phì nên giảm trọng lượng xuống 7 - 10% trong năm đầu điều trị tăng huyết áp.
- Kiểm soát căng thẳng: Thực hiện một số hoạt động giúp giảm căng thẳng (Tập thể dục, yoga hoặc thái cực quyền, nghe nhạc, thiền định,…).
Điều trị suy thận ở người tăng huyết áp
Một khi đã bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị suy thận là khá cao. Người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để được làm thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận và tổn thương của các cơ quan khác.
Khi đã được chẩn đoán là tăng huyết áp và được bác sĩ điều trị theo phác đồ, người bệnh tăng huyết áp ngoài việc tự theo dõi huyết áp bằng cách đo huyết áp tại nhà và ghi vào sổ theo dõi còn cần phải nghiêm túc tuân thủ việc khám định kỳ để đánh giá chức năng thận và các cơ quan khác.
Trong giai đoạn này, ngoài các xét nghiệm đánh giá mức độ suy thận, bạn còn nên đo lượng kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng kali có thể tăng cao trong máu, rất nguy hiểm cho tim. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp và suy thận cũng có thể làm tăng lượng kali. Bác sĩ sẽ chỉ định thực đơn ăn kiêng cho bạn nếu lượng kali trong máu bạn tăng cao.