filmov
tv
Nhồi máu cơ tim | Sơ cứu như thế nào cho đúng?
Показать описание
#vinmec #nhoimaucotim #timmach #kienthucsuckhoe #suckhoe #sức_khỏe #sống_khỏe #songkhoe
Bệnh nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không có lẽ là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng thì nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch. Nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ chính một tình trạng khẩn cấp khiến người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Do vậy việc sơ cứu kịp thời đối với người mắc bệnh nhồi máu cơ tim là rất quan trọng.
Sơ cứu trường hợp nhồi máu cơ tim còn tỉnh: Việc đầu tiên cần làm là hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng. Tiếp đó, nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin... trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước, hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn.
Đối với trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ đã bất tỉnh, bạn có thể thực hiện sơ cứu theo 2 cách sau:
Cách thứ nhất, Ép tim ngoài lồng ngực: Để có thể tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, trước tiên bạn cần để người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim, dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.
Cách thứ hai, Hô hấp nhân tạo: Bạn cần đặt người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, rồi kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó hãy bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.
Bạn cần lưu ý là bạn chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu trên đây nếu đã nắm rõ và đã được huấn luyện thực hành các kỹ thuật này thôi nhé.
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Bệnh nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không có lẽ là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng thì nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch. Nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ chính một tình trạng khẩn cấp khiến người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Do vậy việc sơ cứu kịp thời đối với người mắc bệnh nhồi máu cơ tim là rất quan trọng.
Sơ cứu trường hợp nhồi máu cơ tim còn tỉnh: Việc đầu tiên cần làm là hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng. Tiếp đó, nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin... trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước, hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn.
Đối với trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ đã bất tỉnh, bạn có thể thực hiện sơ cứu theo 2 cách sau:
Cách thứ nhất, Ép tim ngoài lồng ngực: Để có thể tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, trước tiên bạn cần để người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim, dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.
Cách thứ hai, Hô hấp nhân tạo: Bạn cần đặt người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, rồi kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó hãy bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.
Bạn cần lưu ý là bạn chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu trên đây nếu đã nắm rõ và đã được huấn luyện thực hành các kỹ thuật này thôi nhé.
Liên hệ với Vinmec:
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Комментарии