TĐ:1536- Ý nghĩa của “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”

preview_player
Показать описание
TĐ:1536- Ý nghĩa của “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác” {có phụ đề}

Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 081
Thời gian từ: 01h40:27:11 – 01h45:51:18
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
BẠN MUỐN CHẶN QUẢNG CÁO VÀ TẮT THEO DÕI TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG?
ỨNG DỤNG TRÌNH DUYỆT ADBLOCK

Bài giảng:
“Phật Thuyết Đại Thừa”, Phật là Thích Ca Mâu Ni Phật nói, ý nghĩa này rất rõ rệt. Phật là Thích Ca Mâu Ni Phật, Bổn Sư. “Thuyết” là thỏa thích điều từng ấp ủ trong lòng. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này, nhằm mục đích gì? Vì rộng độ chúng sanh, giúp chúng sanh mau chóng thành Phật. Dùng phương pháp gì để giúp chúng sanh có thể thành Phật trong một đời? Bằng pháp môn này, bằng bộ kinh này! Đức Phật thấy chúng sanh cơ duyên thành thục; cơ duyên là gì? Họ có thể tin, nghe hiểu, lý giải. Sau khi nghe hiểu, họ sẽ chịu làm, chịu phát nguyện vãng sanh, cơ duyên đã chín muồi! Phật bèn giảng bộ kinh này cho mọi người, nhằm mãn nguyện của quý vị, một đời này, quý vị chắc chắn sẽ được như nguyện, sanh về thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới tu hành chứng quả, thành Phật độ sanh giống như Ngài. Đấy là ý nghĩa của hai chữ Phật Thuyết.
“Đại Thừa” là trí huệ, vì trong phẩm [Như Lai] Xuất Hiện của kinh Hoa Nghiêm, đức Thế Tôn đã bảo chúng ta: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai”. Tôi [dùng điều đó để] dung thông, phối hợp với tựa đề kinh này thì “Đại Thừa” là trí huệ sẵn có trong bổn tánh, “Vô Lượng Thọ” là tự tánh trọn đủ các đức, “Trang Nghiêm” là tự tánh vốn trọn đủ tướng hảo. Trí huệ và đức tướng là quả. Quả đương nhiên có nhân, nhân là gì? Nhân là “Thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Tu ba nhân ấy, quý vị sẽ chứng quả Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, tức Phật quả. Thanh tịnh: Người học Phật chúng ta tu gì? Tu “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Dùng phương pháp gì để tu? Tám vạn bốn ngàn pháp môn! Tám vạn bốn ngàn là phương pháp, đường lối. Tu gì? Tu “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, kinh này trực tiếp chỉ dạy chúng ta. “Thanh tịnh, bình đẳng, giác” là Tam Học, Tam Huệ. Tam Học là Giới - Định - Huệ, thanh tịnh là Giới, bình đẳng là Định, giác là Huệ, Giới - Định - Huệ Tam Học. “Thanh tịnh, bình đẳng, giác” là Tam Tạng, mười hai bộ kinh (thể loại kinh) trong Tam Tạng. Thanh tịnh là Luật Tạng, bình đẳng là Kinh Tạng, giác là Luận Tạng.
Đọc thêm ...
Комментарии
Автор

1536- Ý nghĩa của “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”
01h40:27:11 – 01h45:51:18
“Phật Thuyết Đại Thừa”, Phật là Thích Ca Mâu Ni Phật nói, ý nghĩa này rất rõ rệt. Phật là Thích Ca Mâu Ni Phật, Bổn Sư. “Thuyết” là thỏa thích điều từng ấp ủ trong lòng. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này, nhằm mục đích gì? Vì rộng độ chúng sanh, giúp chúng sanh mau chóng thành Phật. Dùng phương pháp gì để giúp chúng sanh có thể thành Phật trong một đời? Bằng pháp môn này, bằng bộ kinh này! Đức Phật thấy chúng sanh cơ duyên thành thục; cơ duyên là gì? Họ có thể tin, nghe hiểu, lý giải. Sau khi nghe hiểu, họ sẽ chịu làm, chịu phát nguyện vãng sanh, cơ duyên đã chín muồi! Phật bèn giảng bộ kinh này cho mọi người, nhằm mãn nguyện của quý vị, một đời này, quý vị chắc chắn sẽ được như nguyện, sanh về thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới tu hành chứng quả, thành Phật độ sanh giống như Ngài. Đấy là ý nghĩa của hai chữ Phật Thuyết.
“Đại Thừa” là trí huệ, vì trong phẩm [Như Lai] Xuất Hiện của kinh Hoa Nghiêm, đức Thế Tôn đã bảo chúng ta: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai”. Tôi [dùng điều đó để] dung thông, phối hợp với tựa đề kinh này thì “Đại Thừa” là trí huệ sẵn có trong bổn tánh, “Vô Lượng Thọ” là tự tánh trọn đủ các đức, “Trang Nghiêm” là tự tánh vốn trọn đủ tướng hảo. Trí huệ và đức tướng là quả. Quả đương nhiên có nhân, nhân là gì? Nhân là “Thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Tu ba nhân ấy, quý vị sẽ chứng quả Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, tức Phật quả. Thanh tịnh: Người học Phật chúng ta tu gì? Tu “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Dùng phương pháp gì để tu? Tám vạn bốn ngàn pháp môn! Tám vạn bốn ngàn là phương pháp, đường lối. Tu gì? Tu “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, kinh này trực tiếp chỉ dạy chúng ta. “Thanh tịnh, bình đẳng, giác” là Tam Học, Tam Huệ. Tam Học là Giới - Định - Huệ, thanh tịnh là Giới, bình đẳng là Định, giác là Huệ, Giới - Định - Huệ Tam Học. “Thanh tịnh, bình đẳng, giác” là Tam Tạng, mười hai bộ kinh (thể loại kinh) trong Tam Tạng. Thanh tịnh là Luật Tạng, bình đẳng là Kinh Tạng, giác là Luận Tạng. Quý vị thấy đó là Tam Học, Tam Tạng. Lại còn là Tam Bảo, thanh tịnh là Tăng Bảo, lục căn thanh tịnh chẳng nhiễm mảy trần là Tăng Bảo, tức người trì giới. Hiện thời xuất hiện vấn đề: Tại gia học Phật chẳng thể hành Thập Thiện Nghiệp đạo, xuất gia học Phật chẳng làm được Sa Di Luật Nghi, nên vấn đề xuất hiện! Vì thế, bất luận tại gia hay xuất gia học Phật cũng đều chẳng thể thành tựu. Trong vài chục năm qua, chúng tôi thấy vấn đề này quá nhiều, nghĩ bao nhiêu năm mới nghĩ ra vì sao có hiện tượng ấy, vì sao cổ nhân chẳng giống như vậy? Cổ nhân dù tại gia hay xuất gia đều có thể tu hành chứng quả, vì sao người hiện tại lại không được?

TinhDoPhapAm
Автор

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

tringuyen-xzkc