7 NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN TRẺ BỊ ĐAU BỤNG TỪNG CƠN KHÔNG DỨT

preview_player
Показать описание
7 NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN TRẺ BỊ ĐAU BỤNG TỪNG CƠN KHÔNG DỨT

Trẻ bị đau bụng từng cơn là triệu chứng thường xuyên xảy ra. Và đa số trường hợp là do các tổn thương tại đường tiêu hóa. Khi các tổn thương lan rộng và trở nên nghiêm trọng, chúng có thể đe dọa đến sức khỏe bé.

Rối loạn tiêu hóa làm trẻ bị đau bụng
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng dạ dày, ruột hoạt động kém hiệu quả. Đó là do thiếu những người công nhân tiêu hóa, chính là enzyme và lợi khuẩn. Thiếu chúng, công việc tiêu hóa sẽ bị đình trệ, thức ăn sẽ bị tồn đọng. Khi hệ tiêu hóa phải gánh một khối lượng thức ăn lớn sẽ dễ gây ra kích thích.
Bạn có thể nhận thấy bé bị đau bụng từng cơn sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn no. Hơn nữa, thức ăn ở lâu trong ruột sẽ tạo ra các khí độc và là môi trường để vi khuẩn phát triển. Khi đó làm ảnh hưởng đến hoạt động hấp thu của ruột. Và các cơn đau bụng sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn.

Bé bị đau bụng do nhiễm khuẩn ruột
Trẻ bị đau bụng từng cơn vào nhiều thời điểm trong ngày thì khả năng cao là nhiễm khuẩn đường ruột. Vi khuẩn từ thức ăn, môi trường không hợp vệ sinh có thể dễ dàng xâm nhập vào đường ruột. Chúng bám trên niêm mạc ruột gây viêm mà làm mất cân bằng vi sinh tại đó
Khi đường ruột hoạt động sẽ vô tình kích thích đến các ổ viêm và gây ra các cơn đau dai dẳng. Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến thứ hai ở những bé bị viêm ruột. Ngoài ra, mẹ sẽ thấy trẻ hay buồn nôn, đầy chướng bụng, ợ chua, thậm chí có sốt.

Trẻ bị đau bụng từng cơn do giun
Hầu hết các bé đều đã từng mắc giun vào những năm đầu đời. Giun ký sinh trên niêm mạc ruột ăn thức ăn và tạo ra các ổ loét ở đó. Giun thường hoạt động mạnh khi bé đói hoặc vừa mới ăn xong gây đau bụng. Giun càng lớn thì các cơn đau bụng càng nhiều và dữ dội hơn. Con giun có thể di chuyển đến các cơ quan khác gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Táo bón kéo dài khiến bé đau bụng
Có đến 50% trong số những trẻ bị đau bụng từng cơn là do tình trạng táo bón kéo dài. Phân khô cứng và tích tụ nhiều làm kích ứng niêm mạc ruột và gây đau, đặc biệt là sau khi ăn. Ở các trẻ bị thiếu chất xơ, không uống đủ nước và hay nhịn đi đại tiện thì táo bón rất dễ xảy ra.

Con đau bụng quặn do viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có biểu hiện đặc trưng là cơn đau bụng ở bên hố chậu phải. Tuy nhiên một số trường hợp lại đau ở bên trái hoặc vùng bụng giữa rất khó xác định. Ban đầu có thể chỉ là các cơn đau nhẹ, lẩm nhẩm trong một thời gian ngắn. Lâu dần trẻ bị đau bụng từng cơn dữ dội, đến mức quằn quại, vã mồ hôi.

Ngộ độc thực phẩm gây đau bụng cho bé
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ gặp phải ngộ độc. Số liệu thống kê cho thấy đa phần các ca ngộ độc ở trẻ em đều do sự bất cẩn của cha mẹ. Thực phẩm bẩn, ôi thiu, chưa được nấu chín, các món kỵ nhau,... đều có thể là nguy cơ khiến trẻ bị ngộ độc
Cơn đau bụng do ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn, nhưng đôi khi có thể sau vài giờ hoặc vài ngày. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị buồn nôn, nôn ói, đi ngoài phân lỏng và có thể lẫn máu. Đa số các trường hợp ngộ độc thường diễn biến nhanh và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ.

Nguyên nhân khác làm trẻ bị đau bụng từng cơn
Trẻ bị đau bụng dai dẳng còn có thể là do các bệnh lý hiếm gặp hơn. Chẳng hạn như: hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng tiểu, hẹp tắc ruột, lồng ruột. Mỗi bệnh lý lại có những đặc trưng riêng biệt nhưng đôi khi lại rất khó phân biệt.
----------------
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 092.919.7777 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa
Kết nối với Công ty Amano Nhật Bản:
Hotline hỗ trợ: 092.919.7777
-----------------
Follow kênh để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé!
Рекомендации по теме