Đứt dây chằng chéo trước | Bác Sĩ Của Bạn || 2021

preview_player
Показать описание
Đứt dây chằng chéo trước | Bác Sĩ Của Bạn || 2021
Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu đứt dây chằng chéo trước
Một số người bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết vì vẫn đi lại được. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta biết thêm về các triệu chứng khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhằm có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng trở nặng.
1. Thế nào là đứt dây chằng chéo đầu gối?
Một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, bao gồm các phân tử collagen dài và dai được gọi là dây chằng. Các dây chằng đảm nhiệm chức năng nối các xương trong và quanh khớp, hạn chế khả năng di chuyển của khớp hoặc ngăn chặn các cử động nhất định.
Đứt dây chằng chéo đầu gối khiến bạn khó khăn khi di chuyển và hạn chế những hoạt động thường ngày. Theo đó, đứt dây chằng chéo đầu gối gây mất vững xoay của khớp gối, ảnh hưởng đến các hoạt động thể lực của người bệnh, đặc biệt là đối với những người có nhu cầu hoạt động thể lực cao.
Sự mất vững của khớp gối khiến cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương và bị rách gây ra sự mất vững của khớp gối. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho sụn chêm càng ngày càng bị rách rộng. Làm cho sụn khớp bị tổn thương, khiến khớp gối bị thoái hóa.
2. Triệu chứng của đứt dây chằng chéo đầu gối
Đứt dây chằng chéo đầu gối sẽ có một số triệu chứng như:
• Khi mới bị chấn thương đứt dây chằng, người bệnh sẽ bị đau, sưng gối do chảy máu.
• Hạn chế vận động do gối đau, sưng nhưng sau khoảng một thời gian từ 2-3 tuần thì các triệu chứng này sẽ biến mất. Hiện tượng teo cơ sẽ xuất hiện. Mức độ sưng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Những dây chằng nhỏ sẽ ít bị sưng hơn. Nếu dây chằng bị xé rách hoàn toàn thì đầu gối sẽ sưng rất nhanh và rất đau.
• Gối bị lỏng do mâm chày không có gì giữ nên bị bán trật ra trước gây nên triệu chứng mất vững hoặc đau hoặc cả hai.
• Xung quanh khu vực dây chằng bị đứt khi chạm vào sẽ thấy mềm.
• Khi bạn bị đứt dây chằng, bạn không thể di chuyển đầu gối bình thường và bị suy giảm khả năng vận động nghiêm trọng. Khi vết rách dây chằng nhỏ, bạn vẫn có thể đi lại được.
• Đứt dây chằng chéo đầu gối khiến bạn có cảm giác đầu gối không cố định, đi lại khập khiễng.
• Có thể xuất hiện vết thâm ở đầu gối
• Có cảm giác chân yếu khi đi lại, hoạt động.
• Cảm thấy khó chịu khi chạy nhanh hoặc khi đổi hướng đột ngột.
• Khi xuống dốc hay đi lên cầu thang, bạn sẽ cảm thấy khó khăn.
• Bạn cảm giác bị đau khi chân bị thương tiếp đất.
• Khi thực hiện các động tác mạnh như chạy nhanh, nhảy cao, người bệnh dễ bị ngã.
• Nghe thấy tiếng rắc sau khi bị chấn thương, đầu gối bị sưng nề, vận động trở nên khó khăn. Các triệu chứng này sẽ tự hết sau vài tuần.
• Lỏng gối: Người bệnh cảm giác đi lại khó khăn, chân yếu; chân bên gối lỏng khó khăn khi đứng trụ; dễ vấp ngã khi chạy nhanh; khi leo cầu thang, cảm giác chân không thật, khó khăn bước lên, bước xuống.
• Teo cơ: Do teo cơ nên bên đùi bị chấn thương sẽ nhỏ hơn so với bên lành. Bên cạnh đó, còn do người bệnh ít vận động và đau bởi khớp gối bị lỏng lẻo nên triệu chứng này thường xuất hiện muộn. Những người ít vận động như nhân viên văn phòng, học sinh... thường dễ xảy ra tình trạng teo cơ. Khi đi lại chủ yếu đè lên chân lành, dẫn đến cơ đùi ngày càng teo và chân càng yếu.
3. Nguyên nhân gây nên tình trạng đứt dây chằng chéo đầu gối
Đứt dây chằng chéo đầu gối xảy ra do chấn thương trực tiếp và chấn thương gián tiếp. Chấn thương trực tiếp chiếm tới khoảng 30% khi va chạm trực tiếp vào vùng gối hoặc chơi các môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền.. hay tai nạn giao thông va chạm vùng đầu gối.
Chấn thương gián tiếp là nguyên nhân gây nên đứt dây chằng chéo đầu gối thường gặp nhất. Chẳng hạn như bạn đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng một cách đột ngột trong khi bàn chân vẫn giữ nguyên.
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác Sĩ Của Bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
© Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
© Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
#bacsicuaban #đutaychang #dieutridutdaychangcheotruoc
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.