NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI THIẾT KẾ ỐNG THOÁT VÀ BỂ PHỐT | Dang Thanh Huan

preview_player
Показать описание
Để bồn cầu không bị hôi, tắc thì đường ống thoát phân phải đảm bảo độ dốc lớn hơn 2%, sử dụng các chỗ nối bằng Y và chếch, ngoài ống thông hơi của bể phốt cần phải có thông hơi của ống thoát phân và ống thoát sàn. Nước thải bao gồm nước mưa, máy giặt, thoát sàn vệ sinh, thoát chậu rửa bát đều phải chảy vào một hố ga trước khi đi qua lòng nhà ra cống chung, hệ thống thoát như vậy thì mới đúng.
Quý vị cần tư vấn liên hệ Đặng Thành Huân 0983442539
#dangthanhhuan #meohayhangngay #sailamcantranhcuaongthoatbephot
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

A tự nghĩ ra hả? Nên là làm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Bởi nếu theo sáng tạo chủ quan thì mỗi người một kiểu sẽ ko biết bên nào là chuẩn. E thấy a có 2 điểm lắp sai: thứ nhất là để ống phân vào bể ko cho T( ống chảy thẳng sẽ phá vỡ màng phân bên trên mặt, mất đi độ liên kết để phân hủy), nên cần lắp T, và sẽ ko bao giờ có chuyện tắc như a nói, bởi về nguyên lý thì khi phân chảy xuống, cái phân mới ở trên sẽ ép phân ở dưới xuống rồi chảy ra khỏi T, mỗi lần xả sẽ là mỗi lần ép, đảm bảo phân ko thể đọng đc ở phần ống ngang. Giải pháp lắp van 1 chiều cũng hay, nhưng nếu van nó gặp sự cố bị kẹt lá van thì van sẽ ko mở đc, từ đó sẽ bị tắc, cộng thêm làm vậy sẽ thêm phần tốn kém, lại ko giải quyết đc gì, vì mùi nó thoát ra đường xả air của trục đó cộng thêm ở bệt đã có ngăn mùi rồi.Thứ 2 là cái T của bể cuối cùng là thừa, vì ống ấy luôn trong tình trạng không đầy đc nước, nên ko cần phải thông khí. Chỉ khi cống thoát ngoài rãnh chung bị ngập cao hơn mực nước bể phốt thì nó mới tràn vào làm ngập ống ấy, nếu nó đã tràn vào có nghĩa là ngoài cao hơn trong, như thế lúc ấy cho dù cho thông khí cũng chẳng thoát đc đi đâu.

tuanvu-dqru
Автор

Một ví dụ rất trực quan và sinh động. Cảm ơn tác giả.

dongnguyenson
Автор

Tôi làm trong ngành gần 20 năm nay rồi cũng làm như anh, cũng chưa phải đi sửa lại cái nào mà cũng không thấy nhà ai phải hút bể. Nếu làm đúng quy trình dùng cả đời không tắc, không phải hút bể😀

ngocngongac
Автор

Rất thực tế, rất hay.
Tại sao câu chuyện bể phốt nó không quá phức tạp mà nhiều đội thợ lại thi công lỗi được vậy nhỉ?

HaNguyen-wmge
Автор

CẤU TẠO CỦA BỂ TỰ HOẠI DÙNG CHO GIA ĐÌNH:(gợi ý nên làm 2 ngăn)
1. Hầm sâu 1.5m. Chiều dài và rộng tùy ý. Tường xây tô gạch đinh dày 0.2m.(chống thấm)
2. Đáy đổ bê tông chống thấm (như 1 bể chứa nước)
3. Mực nước tĩnh trong các ngăn bằng nhau và cách nắp 0.25m (được quyết định bởi vị trí đặt ống thoát nước ra)
4. Hầm tự hoại có 2 ngăn, ngăn chứa có thể tích gấp đôi ngăn lắng
5. Vách ngăn xây chừa đều 2-->3 lỗ vuông 10x10cm ở đáy, và 2-->3 lỗ vuông 10x10cm ở giữa, + 1 lỗ 10x10cm ở trên cùng để thông khí giữa 2 ngăn
6. Ống vào (114) đặt cao hơn mực nước tĩnh và phần ống ngập trong nước là 0.35m. CHÚ Ý RẤT QUAN TRỌNG: ỐNG VÀO SAU KHI ĐI VÀO HẦM PHẢI KHOAN 1 LỖ ĐƯỜNG KÍNH 0.02M ĐỂ XẢ HƠI GIÚP THOÁT NƯỚC NHANH.
7. Ống ra (114) dùng Co hoặc T (tùy tình huống). Vị trí đặt ống ra sao cho mực nước tĩnh cách nắp là 0.25m. Phần ống ngập trong nước là 0.35m. Dùng Co nếu thoát ra cống hở. Dùng T nếu thoát ra hầm chứa tự thấm rút kín hơi.
8. Ống thông hơi (kích cỡ 27 hoặc 34) đặt cao gần sát nắp hầm và nên đặt ở ngăn lắng
9. Trên nắp hầm đổ bê tông chừa 2 lỗ (114) ở cả hai ngăn, để 20 năm sau hút bùn hầm cầu (nhớ chụp hình, đánh dấu và lưu lại )
NỘI DUNG BÀN THÊM:
1. Có thể làm thêm 1 vách ngăn nữa và xây chừa lỗ giống y như vách ngăn hiện tại để thành hầm 3 ngăn (1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng).
2. Có thể bỏ bớt vách ngăn ở giữa để thành hầm 1 ngăn (1 ít phân chưa tự hoại có thể thoát ra). Nhà chật có thể dùng 1 ống Bi, cán đáy hầm để chống thấm, xây tô thêm gạch đinh cho đủ độ sâu 1.5m, vị trí đặt ống vào và ra giống như trình bày ở trên.
3. Không nên xây bể phốt kiểu tự thấm rút vì mùi hôi có thể theo ống dẫn phân đi ngược vào nhà vệ sinh và theo ống thoát ở ngõ ra, thoát ra ngoài môi trường xung quanh, hơn nữa vì hầm không có nước nên vi khuẩn không thể hoạt động tự hoại được
4. Trường hợp ở vùng quê không có hệ thống cống chung, có thể làm thêm 1 hầm tự rút không cán đáy để chứa nước thải. Đổ thêm vào đáy hầm 1 lớp gạch đá to bằng nắm tay, tiếp theo ở giữa đổ vào 1 lớp gạch đá to bằng quả trứng, ở trên cùng đổ vào 1 lớp gạch đá to bằng quả óc chó. 3 lớp gạch đá này có tác dụng lọc vi khuẩn không thấm vào tầng nước ngầm.
LỜI KẾT:
Hầm phân tự hoại cấu tạo đơn giản nhưng nếu làm không đúng nguyên tắc, tự ý thay đổi thiết kế, cao độ đặt ống vào (phần ngập trong nước, lỗ xả hơi), các lỗ thông của vách ngăn, cao độ đặt ống ra (phần ngập trong nước, dùng Co hay T) sẽ dẫn đến việc khi đưa vào sử dụng rất hôi, nước thoát chậm, mau đầy hoặc nghẹt, phải làm lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Bản vẽ FOSSE SEPTIQUE trong cuốn " Encyclopédie Familiale Larousse" (Bách khoa toàn thư gia đình Larousse). Xuất bản năm 1951. Trang 132

ntd
Автор

Nguyên tắc đầu chảy ra ko bao giờ được ngậm nước- nó sẽ làm giảm khả năng chảy. Còn việc chống hôi bằng van 1 chiều đôi khi không cần vì bồn cầu đã sử lý việc đó. Về cơ bản những người thợ đã làm lâu năm có kinh nghiệm đều làm như vậy. Việc rất quan trong ko thể bỏ qua và chắc chắn phải làm là ống phải có độ dốc đều,

lucto
Автор

K lắp T đầu vào bể phốt là đúng a oi
A giải thích rất đúng cái đó
Còn màng phân hủy lúc xả xuống bị phá vỡ thì mất ít thời gian lại hình thành còn hơn là tắc

nhimxinh
Автор

Cái này cũng ko cần thiết theo nguyên tắc,
1 - bể ko bị tắc
2 - ko xộc mùi
3- đừờng thoát ra ko đc chảy phân ra
4 thời gian đầy bể phụ thuộc số người dùng và cách dùng
Còn trong lắp thế nào cũng đc ( thỏa mãn yếu tố trên) tôi làm có nhà trên 20 năm rồi chảy thẳng ra ko cắm T đến nay ko thấy tắc giờ vẫn làm vậy, trứớc trong quê xây CTP ở ngoài toàn lắp bệt trên bể luôn có sao đâu

khanhnguyenhuy
Автор

Cách nào thì cũng nguyên tắc như vậy, cũng 3 ngăn và lổ thông khí là đúng thì 20 năm cũng chưa cần hút hầm cầu
Tuy nhiên người sử dụng tuyệt đối ko được đổ xà phòng vào bồn cầu, nghĩa là dùng nước sạch để dội cầu hoặc vệ sinh bồn cầu bằng nước tẩy chuyên dụng

mylymy
Автор

Tôi không phải trong ngành nhưng khi đọc và nghe bài thì ad rất là ok nhưng điểm góc và chia Sài y là lơi là OK còn thoát xuống bể phân ad nói k nên cho T và và L làm mất lực cản đông chảy lâu ngày dễ vón cục chưa biết dc gd đôi lúc cho vật nào vào bồn khi xả sẽ bị tắc ở điểm xuông bể phân, còn Ad nói vẫn 1 chiều tôi cũng hứng thú giải pháp hay nhưng vấn đề van đó là van chế hay là gì nếu là vẫn chế k hay lắm tôi chỉ biết có van bằng thau 1 chiều, tất cả các giải pháp add đưa ra tuy có tốn kém ban đầu nhưng sẽ k bao giờ bị sự cố như chát thải nhà bếp và hầm vs ngày xưa người ta dùng ống đất thoát tốt thứ 1 là lớn thứ 2 là trơn mà sát ít, bấy giờ Sài ống nhựa tiện lợi là dễ đâu nối khắc phục xử lý add còn đưa ra thêm giải pháp thoát hơi tuy tốn thật nhưng tốt k bao giờ bị hôi tôi nghĩ là giống M&E, xây 1 căn nhà vì tính toán tiết kiệm k dáng là bao đường ống 27 thoát khí là ưu điểm, nội cái bồn nước cũng phải có mà trông khi lực nén khí của nó so với hầm cầu 1/1000, nhà hộp mà kín ít có chỗ thoát khi bảo đảm 100/100 nhà đó sẽ hôi nếu k có ống thoát khí

TT
Автор

Các ống thông qua các ngăn nếu dùng co thì nên cắt lỗ thông trên đầu co. Các ống này để bằng nhau cũng đc nhg OK nhất là nên đặt thấp dần co nữa đường kính ống.

maunguyenvan
Автор

Nếu làm tốt 2 ống thông hơi của bể phốt và ống thoát nước sàn lên trên mái to bằng ống dẫn từ các nhà về sinh thì ko bao giờ có múi hôi. Cút trứ T hay cút 90 cắt vắt cạnh đều rất tốt cho thoát khí khi nước và phân loãng từ các phòng vs thoát xuống với áp lực 6 lít nước sẽ ko bao giờ bị tắc trừ khi dùng giấy ko tự tan.

tinvunguyent
Автор

Trước tôi làm ống thoát phân cho cái góc vào và chỉ cho gập xuống 2cm thôi nhưng khi xả bệt t 1 cách bể phốt có 1, 5 m mà kh thoát được.rất may cái góc đấy nó cách miệng hút phân 1 cánh tay .sau phải lùa máy cắt vào rạch thành một vết cắt để thông hơi mới thoát nhanh ở t1 đó.vây kh nên cho góc hay cho T vào đầu thoát phân phân thoát mới nhanh được.còn ngăn mùi thì loại bệt hay xổm thì họ đã thiết kế con thỏ ngăn mùi rồi.

leduyha
Автор

Cảm ơn . mọi công đoạn bạn phân tích rất ok . còn phần hút dọn cái van 1 chiều thời gian ngâm lâu trong nước bẩn như vậy liệu còn hoạt động được tốt không . xin cảm ơn

adnguyen
Автор

Nếu như bạn và một số bạn khác đưa ra nhiều ý kiến khác nhau...nói tóm lại vấn đề quan trọng là, trong thực tế thi công.Đa số công trình công cộng cũng như tư nhân ở Việt Nam chúng ta phải áp dụng theo thực tế.Giống như đứng trên võ đài phải biết phân thế trước tình huống của trận đấu mình nói với tư cách một thợ xây dựng học 3/7 khi ra trường và đã làm từ thế kỷ trước 😅😅😅😅 những năm 1989>>>đến này mới vừa buông tay bay vì chân rung mắt mờ.

dulang
Автор

A ơi cho em hỏi với ạ.e xây nhà vệ Sinh trên bệ phốt. Mình có thể lắp ống bồn cầu cắm thẳng xuống nắp bể phốt được ạ. 5:09

cuocsongmuusinh
Автор

Lắp như bạn, khi phân tạo màng nổi lên, xả phân nằm trên lớp màng không phân hủy được

haiantv
Автор

Tôi không chuyên nghiệp, nhưng thấy không ổn van 1chieu đặt trong bể phốt

nhieutouneh
Автор

em sắp xây nhà nên tiện thấy video của anh nên e hỏi luôn là 1 số kênh khác nói nếu k lắp T vào đầu bể thì khin xả nước sẽ phá kết cấu mặt vi sinh, điều này k tốt . Anh nghĩ sao về trường hợp em nói trên ?

hoangpham
Автор

Bạn cho hỏi: đặt ống vào thẳng từ nắm tấm đan xuống có được ko?

NguyenTung-lcst