Vì sao bạn khó thay đổi quan điểm chính trị? (VOA)

preview_player
Показать описание
#VOATIENGVIET

Từ thời Hi Lạp cổ đại cho đến khi người Mỹ lập quốc, và còn xa hơn nữa, tất cả các nền dân chủ đều dựa trên nền tảng của sự cho và nhận, nhà thần kinh học Jonas Kaplan của Đại học Southern California cho hay:

“…những cuộc đối thoại có thể khiến người ta thay đổi suy nghĩ, và nếu chúng ta trao đổi ý tưởng với nhau, chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau, và từ đó thay đổi quan niệm của mình.”
Tuy nhiên, đối với những chủ đề gây tranh cãi như hôn nhân đồng tính hay kiểm soát súng – đối thoại hiếm khi khiến quan niệm thay đổi.

Nhà thần kinh học Kaplan muốn tìm hiểu điều gì diễn ra trong não bộ khiến việc thay đổi quan điểm lại khó đến như vậy. Để làm được việc đó, ông cùng cộng sự đã sử dụng tới máy scan não.

Ông Kaplan nói: “Và trên màn hình, chúng tôi cho họ xem, đầu tiên là một ý kiến mà chúng tôi biết là họ đồng ý. Rồi sau đó, chúng tôi chiếu liên tiếp 5 ý kiến trái với niềm tin của họ.”

Nhóm của Kaplan sau đó thử xem liệu người tham gia thí nghiệm có thay đổi qua điểm hay không.

Họ tìm ra sự khác biệt giữa não của những người có và không thay đổi suy nghĩ – tại những vùng xử lí cảm xúc.

Ông Kaplan cho biết: “Chúng tôi nhận ra rằng những người sử dụng khu vực điều khiển cảm xúc của não nhiều hơn, thì ít khả năng thay đổi quan điểm hơn.”

Những người ương bướng nhất thường là những người có hạch hạnh nhân trong não hoạt động tích cực nhất, đây là phần não xử lí cảm xúc sợ hãi, đe doạ, và những xúc cảm mạnh khác, cũng như có hoạt động mạnh ở thùy đảo, nơi biến những cảm xúc thành hành động.

Những hệ thống này đều tham gia vào việc bảo vệ chúng ta, ông Kaplan cho hay.

Ông Kaplan nói: “Thuỳ đảo tạo ra cảm giác ghê tởm, ví dụ như thấy thức ăn hỏng chẳng hạn. Và giờ đây, chúng ta có thể thấy những hệ thống này đang được sử dụng để bảo vệ con người khỏi những đe doạ mới, những đe doạ trừu tượng hơn. Trong trường hợp này, đó là những thông tin mà não bộ tin rằng có thể gây hại cho cơ thể.

Ông Kaplam cho biết, đối với nhiều người, quan điểm chính trị là một phần rất quan trọng của con người họ, và với những người họ coi là bạn, và đồng minh:

“Điều này nâng cao tầm quan trọng của việc thay đổi suy nghĩ của một người. Để có thể thay đổi một niềm tin cụ thể về chính trị, có thể không chỉ đơn thuần là thay đổi suy nghĩ, mà nó còn ảnh hưởng đến mối qua hệ của bạn với những người khác. “Người ta sẽ nghĩ gì về mình đây?”

Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc phán xét, đánh giá khi mà con người tiếp cận một thông tin mới. Tuy nhiên, ông Kaplan nói thêm rằng, có cách để đưa ra những quyết định đúng đắn:

“Chỉ cần chú ý đến cảm xúc của bản thân, và xem xem những cảm xúc đó ảnh hưởng đến cách chúng ta tiếp nhận thông tin đó như thế nào.”

Trong môi trường phân cực đảng phái mạnh mẽ như ngày nay, đó là điều ngày càng khó, và càng quan trọng đối với mỗi cử tri.
Рекомендации по теме