Thuỷ triều được hình thành như thế nào? | Giải thích về thuỷ triều | Tri thức nhân loại

preview_player
Показать описание
#trithucnhanloai #hoatdongnhuthenao #thuytrieu
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày. Những biến đổi thủy triều trải qua các giai đoạn sau:

Mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm ngập vùng gian triều. Gọi là triều ngập, triều dâng, triều lên (flood tide). Nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó. Gọi là triều cao (high tide). Mực nước cao nhất gọi là nước lớn (high water). Mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều. Gọi là triều rút, triều xuống (ebb tide). Nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó. Gọi là triều thấp (low tide). Mực nước thấp nhất gọi là nước ròng (low water).

Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời điểm mà dòng triều dừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng (slack water). Thủy triều sau đó đổi hướng thì ta có sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp. Nhưng có những nơi thì thời gian nước đứng là khác biệt đáng kể so với thời gian triều cao hoặc triều thấp.

Thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều. Trong bán nhật triều thì hai lần nước lớn trong ngày nói chung có đỉnh không bằng nhau; chúng bao gồm mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều. Tương tự đối với hai lần nước ròng gồm nước ròng cao và nước ròng thấp.

Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra.

Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Trái Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khi đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Trái Đất tại Xích đạo, là vì: Trái Đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Trái Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.

Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu. Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều.

Thủy triều thiên văn cao nhất (HAT, Highest astronomical tide) – Thủy triều cao nhất có thể dự đoán là xảy ra. Lưu ý rằng các điều kiện khí tượng có thể làm gia tăng chiều cao đối với HAT.

Trung bình nước lớn triều cường (MHWS, Mean high water springs) – Trung bình của 2 triều cao trong những ngày triều cường.

Trung bình nước lớn triều kém (MHWN, Mean high water neaps) – Trung bình của 2 triều cao trong những ngày triều kém.

Mực nước biển trung bình (MSL, Mean sea level) – Đây là trung bình của mực nước biển. MSL là hằng số đối với bất kỳ điểm nào trong một khoảng thời gian dài.

Trung bình nước ròng triều kém (MLWN, Mean low water neaps) – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày triều kém.

Trung bình nước ròng triều cường (MLWS, Mean low water springs) – Trung bình của 2 triều thấp trong những ngày triều cường.

...

Video "Thuỷ triều được hình thành như thế nào? - bản quyền thuộc kênh: Tri Thức Nhân Loại

Xem thêm các video khác tại đây:
Vui lòng nhấn nút Đăng Ký phía trên để có thể nhận được thông báo về các video mới nhất.
Рекомендации по теме
Комментарии
Автор

Cuốn sách "Vạn vật vận hành như thế nào?" mô tả phần lớn các phát minh của thế giới hiện đại, giúp ta có cái nhìn sâu hơn về cơ chế hoạt động của các vật dụng tưởng chừng rất tầm thường.

trithucnhanloai
Автор

SÁCH HAY VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

SÁCH KHÁM PHÁ

trithucnhanloai
Автор

SÁCH HAY VỀ KINH TẾ - TÀI CHÍNH








































trithucnhanloai
Автор

Cảm ơn bạn nữ và kênh nhé. Đưa ra vài kiến thức bổ ích, nhưng không quá nhiều nên không bị ngộp thông tin =))))

WBLKhoa
Автор

Bản chất của lực hấp dẫn là git? Độ uốn cong không thời gian xung quanh nó?

uyennhilepham
Автор

Ad làm video về phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói đi ad. E đọc về nó ko hiểu lắm

AnhLe-vpre
Автор

Vậy nguyên nhân tạo ra 2 miền nước lớn là độc lập và không liên quan đến nhau ạ ?

minhthuy
Автор

3:44 đây là thành nhật thực phải ko bạn, chu kỳ hơi ngắn thì phải

hungptit
Автор

Thủy là Nước (không sai), và Triều có nghĩa là Chầu, mà hiện trường Chầu là mỗi lần Nước dâng Cao trong ngày, tất nhiên là có dâng Cao, thì bắt buộc phải có tuột Xuống.

hungongthang
Автор

Khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên 1 đường thẳng như mô tả trong video có phải là thời điểm nhật thực không?

tronvong
Автор

Dấu hiệu nhận biết thủy triều là gì vậy ạ?

heluu
Автор

lúc triều lên thì nước từ đâu đến làm cho sông biển dâng lên, còn triều xuống thì nước rút đi đâu bạn?

Education
Автор

Rút ra bài học. Anh cũng giống như thuỷ triều vậy. Chạy theo mặt trăng mãi như lại k bao giờ gặp được nhau :))

minhphuocnguyen
Автор

Vậy khi triều cường thì cân nặng của mình có giảm đi tí nào không add

VinhHMK
Автор

Có phải là do bảo toàn mô men động lượng nên mới có miền nước lớn thứ 2 đúng không ạ? E vẫn chưa hiểu lực ly tâm tạo ra miền nước lớn thứ 2 ạ

bachhahuy
Автор

Vật có khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn chứ @@, ví dụ 1 hố đen chỉ có bán kính khoảng 1 cm thôi cũng có lực hấp dẫn ngang trái đất r mà

bhathanhphong
Автор

Sao lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời ko hút hết bụi không khí trái đất . 🙄

hungvu
Автор

cho mình hỏi, nếu là lực hấp dẫn thì sẽ như 1 nam châm...vậy tại sao mặt trăng và trái đất không hút lại nhau vậy bạn....???

analex
Автор

mọi người ơi giải thích giúp mình chế độ chu kì thuỷ triều theo tháng và theo năm với

ThimyNguyen-jr
Автор

Tại sao ở chỗ mình nước lên ngày 2 lần, nhưng cách đó khoảng 300km thì nước lên 1 lần mỗi ngày thôi

VinhHMK